Đóng góp một số ý kiến về nội dung và kỹ thuật trình bày các quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
30/03/2013
Đóng góp một số ý kiến về nội dung và kỹ thuật trình bày các quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Trần Thị Mai Phước[1]
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia. Do vậy, việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp dù đã được trao quyền cho cơ quan lập pháp tối cao của mỗi nhà nước nhưng việc đóng góp ý kiến để hoàn thiện Hiến pháp lại là một việc làm đầy ý nghĩa, là quyền và là nghĩa vụ không của riêng ai. Dự thảo Hiến pháp càng phải chỉnh sửa nhiều lần thì thành quả cuối cùng sẽ càng có chất lượng. Thiết nghĩ, chúng ta cứ liên hệ đến phương pháp soạn thảo Bộ luật Dân sự Pháp của Napoléon hơn 200 năm trước để làm động lực cho sự kiên trì lấy ý kiến hoàn thiện Hiến pháp nước ta trong lần sửa đổi này.
Bài viết này xin góp một vài ý kiến về nội dung và kỹ thuật trình bày trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp1992 (xin gọi tắt là Dự thảo).
[1] Thạc sĩ, Giảng viên khoa Kinh tế và Luật, trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh.