Skip Ribbon Commands
Skip to main content
CÁC CÂU HỎI TUYỂN SINH THƯỜNG GẶP

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

TRONG TƯ VẤN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC QUA CÁC NĂM

1.      Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh là trường ĐH Công lập, Bán công hay dân lập?

-     Trường ĐH Mở Tp. Hồ Chí Minh là Trường ĐH Công lập.

-     Tiền thân của Trường ĐH Mở Tp. Hồ Chí Minh là Viện Đào tạo mở rộng, được thành lập theo quyết định số 451/TCCB ngày 15/6/1990 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.

-     Ngày 22/06/2006, theo quyết định số 146/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “ĐH Mở Bán công Tp. Hồ Chí Minh chuyển sang loại hình trường đại học Công lập” với tên gọi mới là Trường ĐH Mở Tp. Hồ Chí Minh. 

2.      Trường ĐH Mở Tp.HCM có các bậc và hệ đào tạo nào?

Trường Đại học Mở Tp. HCM tổ chức đào tạo theo hai hình thức:

-     Giáo dục chính quy

-     Giáo dục thường xuyên.

Cụ thể:

·         Giáo dục chính quy: Giáo dục đại học theo hình thức tập trung các trình độ:

o     Tiến sĩ;

o     Thạc sĩ;

o     Đại học (bao gồm đào tạo Đại học Bằng thứ hai);

·         Giáo dục thường xuyên: Tổ chức các lớp học, khóa học tại Trường Đại học Mở Tp. HCM hoặc tại các cơ sở liên kết đào tạo trình độ đại học. Giáo dục thường xuyên bao gồm:

o     Đào tạo từ xa

o     Vừa làm vừa học

3.      Trường có ký túc xá (KTX) không?

-     Hiện tại Trường có 1 khu KTX tại cơ sở Long Bình, Biên Hòa – Đồng Nai, có sức chứa 400 Sinh viên, sử dụng cho sinh viên tham gia học Giáo dục Thể chất và Quốc phòng tại cơ sở Long Bình.

4.      Điểm mạnh của Trường Đại học Mở Tp. HCM là gì?

-     Thế mạnh nổi trội của trường là chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng thực hành, thực tế, gắn với nhu cầu của xã hội, thị trường lao động.

-     Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi cho người học và có thể rút ngắn thời gian học.

-     Hệ thống học tập phù hợp với điều kiện và năng lực đặc biệt của người học.

5.      Học phí học tại Trường ĐH Mở Tp. HCM là bao nhiêu?

-     Trường ĐH Mở Tp. HCM là trường ĐH công lập nên mức học phí được tính theo nghị định 49 của Chính phủ (mức học phí từng học kỳ tùy thuộc vào số tín chỉ sinh viên đăng ký). Mức học phí bình quân của khối ngành Kinh tế - xã hội: Khoảng 3,0 triệu đến 3,5 triệu đồng/Học kỳ; khối ngành Kỹ thuật - công nghệ: Khoảng 3,5 triệu đến 4,0 triệu đồng/Học kỳ.

-     Sinh viên đóng học phí theo từng học kỳ (3 học kỳ/năm học).

6.      Sinh viên thuộc diện gia đình chính sách, con thương binh liệt sĩ có được giảm học phí?

-     Trường ĐH Mở Tp. HCM là trường công lập nên mọi chế độ chính sách đối với sinh viên của Trường sẽ được đảm bảo theo đúng tinh thần Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính Phủ (Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015).

7.      Hệ Cao đẳng năm 2014 của trường tuyển sinh những ngành nào?

-     Năm 2014, Trường không tuyển sinh bậc Cao đẳng.

8.      Ngành nào dễ có việc làm ngay khi tốt nghiệp?

-     Theo thống kê và khảo sát sinh viên tốt nghiệp trong 3 năm trở lại đây thì tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp của trường ở tất cả các ngành đào tạo là 80%.

9.      Chuẩn đầu ra của trường như thế nào?

-     Để tìm hiểu về chuẩn đầu ra của nhà trường, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trên website của trường http://www.ou.edu.vn hoặc http://www.ou.edu.vn/qldt/Documents/ChuanDaura/CDR_DH_KHMT.PDF

10.  Trường ĐH Mở Tp. Hồ Chí Minh đào tạo những ngành/chuyên ngành nào?

-     Năm 2014, Trường hiện tuyển sinh đào tạo các ngành như sau:

Tên ngành

ngành

Khối

thi

* Đại học – chỉ tiêu dự kiến 2.500

1. Khoa học máy tính

-  Cơ sở dữ liệu

-  Mạng máy tính

-  Đồ hoạ máy tính và xử lý ảnh

D480101

A, A1, D1

2. Công nghệ kỹ thuật công trình Xây dựng

D510102

A, A1

3. Công nghệ sinh học

-  CNSH nông nghiệp

-  Công nghệ vi sinh - SHPT

-  Công nghệ sinh học CN và môi trường

-  Công nghệ thực phẩm

-  Công nghệ dược phẩm

D420201

A, A1, B

4. Quản trị kinh doanh

-  Kinh doanh quốc tế

-  Quản trị nhân lực

-  QT du lịch

-  Quản trị marketing

D340101

A, A1, D1

5. Kinh tế

-  Kinh tế học

-  Kinh tế đầu tư

-  Kinh tế quốc tế

D310101

A, A1, D1

6. Tài chính ngân hàng

-  Tài chính doanh nghiệp

-  Đầu tư tài chính

-  Ngân hàng

D340201

A, A1, D1

7. Kế toán

-  Kế toán

-  Kiểm toán

D340301

A, A1, D1

Tên ngành

ngành

Khối

thi

8. Hệ thống thông tin quản lý

D340405

A, A1, D1

9. Luật kinh tế

D380107

A, A1, C, D1

10. Đông Nam Á học

-  Văn hóa Đông Nam Á

-  Quan hệ quốc tế ở ĐNÁ

D220214

A, A1, C, D1, D4, D6

11. Xã hội học

-  Xã hội học tổng quát

-  Giới và phát triển giới

-  Công tác xã hội và phát triển cộng đồng

-  Xã hội học tổ chức và quản lý nhân sự.

D310301

12. Công tác xã hội

D760101

13. Ngôn ngữ Anh

-  Giảng dạy tiếng Anh thiếu nhi

-  Biên – Phiên dịch tiếng Anh

-  Giảng dạy tiếng Anh

-  Tiếng Anh thương mại

D220201

D1

14. Ngôn ngữ Trung Quốc

-  Biên – Phiên dịch tiếng Trung Quốc

D220204

D1, D4

15 . Ngôn ngữ Nhật

-  Biên – Phiên dịch tiếng Nhật

D220209

D1, D4, D6

+ Ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc môn ngoại ngữ nhân hệ số 2.

+ Sinh viên trúng tuyển ngành Công nghệ sinh học sẽ được tổ chức học tại cơ sở Bình Dương

 

11.  Trường Đại học Mở Tp. HCM có bao nhiêu cơ sở học?

STT

Tên địa điểm học

Địa chỉ

  1.  

Trường Đại học Mở Tp. HCM

97 Võ Văn Tần, P. 6, Q. 3

  1.  

Trường CĐ nghề Nguyễn Trường Tộ

02 Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Q. 1

  1.  

CS2 – Trường Đại học Mở Tp. HCM

Đường cổng 9, KP. 1, P. Long Bình Tân, Tp. Biên Hòa

  1.  

CS 3 – Trường Đại học Mở Tp. HCM

68 Lê Thị Trung, TX Thủ Dầu một, Bình Dương

  1.  

Trường TH Thủy Sản Tp. HCM

511 An Dương Vương, Q. Bình Tân

  1.  

Trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng

37/3-37/5 Ngô Tất Tố, Q. Bình Thạnh

  1.  

Sân vận động Phú Thọ

219 Lý Thường Kiệt, Q. 10

  1.  

Địa điểm học Đào Duy Anh

119 Phổ Quang, P 9, Q. Phú nhuận

12.  Trường có tuyển khối A1 và tuyển những ngành?

-     Từ năm 2012, trường đã tổ chức tuyển sinh khối thi A1 (Toán, Lý, Anh văn) theo đề chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-     Những ngành nhà trường có tuyển sinh khối A1 gồm:

-      

Tên ngành

ngành

Khối

thi

* Đại học – chỉ tiêu dự kiến 2.500

1. Khoa học máy tính

-  Cơ sở dữ liệu

-  Mạng máy tính

-  Đồ hoạ máy tính và xử lý ảnh

D480101

A, A1, D1

2. Công nghệ kỹ thuật công trình Xây dựng

D510102

A, A1

3. Công nghệ sinh học

-  CNSH nông nghiệp

-  Công nghệ vi sinh - SHPT

-  Công nghệ sinh học CN và môi trường

-  Công nghệ thực phẩm

-  Công nghệ dược phẩm

D420201

A, A1, B

4. Quản trị kinh doanh

-  Kinh doanh quốc tế

-  Quản trị nhân lực

-  QT du lịch

-  Quản trị marketing

D340101

A, A1, D1

5. Kinh tế

-  Kinh tế học

-  Kinh tế đầu tư

-  Kinh tế quốc tế

D310101

A, A1, D1

6. Tài chính ngân hàng

-  Tài chính doanh nghiệp

-  Đầu tư tài chính

-  Ngân hàng

D340201

A, A1, D1

7. Kế toán

-  Kế toán

-  Kiểm toán

D340301

A, A1, D1

Tên ngành

ngành

Khối

thi

8. Hệ thống thông tin quản lý

D340405

A, A1, D1

9. Luật kinh tế

D380107

A, A1, C, D1

10. Đông Nam Á học

-  Văn hóa Đông Nam Á

-  Quan hệ quốc tế ở ĐNÁ

D220214

A, A1, C, D1, D4, D6

11. Xã hội học

-  Xã hội học tổng quát

-  Giới và phát triển giới

-  Công tác xã hội và phát triển cộng đồng

-  Xã hội học tổ chức và quản lý nhân sự.

D310301

12. Công tác xã hội

D760101

 

13.  Ngành Công nghệ sinh học (CNSH) và Công nghệ môi trường (CNMT) đào tạo những chuyên đề gì? Điểm chuẩn vào khoảng bao nhiêu?

Với thắc mắc của các bạn về ngành CNSH, CNMT, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn về Khoa Công nghệ sinh học của trường và các chuyên ngành đào tạo để giải đáp thắc mắc như sau:

-     Khoa CNSH được thành lập từ tháng 6 năm 1991, có tên gọi “Ban Kỹ thuật sinh học”. Năm 1993, Trường có quyết định đổi tên thành “Khoa Công nghệ sinh học”  và là Trường đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo ngành Công nghệ sinh học.

-     Công nghệ sinh học (CNSH) là một trong 4 hướng công nghệ và sản xuất được nhà nước xếp hàng ưu tiên lâu dài, mục tiêu của việc phát triển và ứng dụng CNSH ở Việt Nam là xây dựng công nghiệp sinh học trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất được các sản phẩm chủ lực, thiết yếu và đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân (Nghị quyết của Chính phủ số 18/ CP ngày 11/03/94: "Phát triển CNSH ở Việt Nam đến năm 2010, Ngày 22/1/2008; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng CNSH ở Việt Nam đến năm 2020").

-     Khoa CNSH Trường Đại học Mở TP. HCM có chức năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các lĩnh vực CNSH và ứng dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội.

-     Khoa có truyền thống đào tạo Cử nhân CNSH có khả năng nghiên cứu, sản xuất ứng dụng và thích ứng nhanh với thị trường lao động, đã đào tạo nhiều thế hệ cán bộ trình độ đại học về CNSH cho TP. HCM và các tỉnh phía Nam.

-     Sinh viên trúng tuyển được đào tạo trong 4 năm hay 11 học kỳ. Từ học kỳ 8 sinh viên được đăng ký theo 3 chuyên ngành chính:

·         CNSH Nông nghiệp

·         CNSH Vi sinh - Sinh học Phân tử

·         CNSH Công nghiệp và Môi trường

Và 3 ngành phụ:

·         Công nghệ Dược phẩm

·         Công nghệ Thực phẩm

·         Quản trị Kinh doanh

Ø  VỚI MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo Cử nhân Công nghệ sinh học có năng lực chuyên môn, khả năng tư duy sáng tạo, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt để giải quyết các vấn đề thực tiển của ngành học.

Cử nhân CNSH được trang bị đầy đủ kiến thức khoa học cơ bản và công nghệ cả về lý thuyết, thực hành, có khả năng tổ chức và quản lý sản xuất, nghiên cứu, thiết kế dây chuyền sản xuất các sản phẩm trong các lĩnh vực ứng dụng của ngành CNSH.

Kiến thức chuyên sâu của ngành CNSH: Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng thực hành thuộc một trong 3 chuyên ngành của CNSH: CNSH Vi sinh - Sinh học Phân tử, CNSH Nông nghiệp và CNSH Công nghiệp và Môi trường. Các sinh viên theo học các chuyên ngành, sau khi hoàn tất có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tạo được một số sản phẩm CNSH, hoặc theo học các bậc cao hơn.

Nhóm học phần các ngành phụ: Các sinh viên theo học các ngành phụ như Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Dược phẩm hoặc Quản trị Kinh doanh sẽ được trang bị thêm các kiến thức cơ bản, kỹ năng thực hành, ứng dụng trong một ngành mới ngoài CNSH.

Ø  ĐIỂM MẠNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

Chương trình được thiết kế mềm dẻo và linh hoạt cả về nội dung và phương thức đào tạo nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nguyện vọng của sinh viên và nhu cầu thực tế của thị trường lao động, giúp sinh viên ra trường dễ dàng có được việc làm thích hợp với sở thích, năng lực chuyên môn và thích ứng nhanh với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao.

Chương trình đào tạo chú trọng thực hành, khả năng ứng dụng vào thực tế cao. Khoa có hệ thống các phòng thí nghiệm đầy đủ trang thiết bị hiện đại đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Chương trình được thiết kế có sự giao thoa giữa các ngành học, giúp sinh viên mở rộng kiến thức và tăng cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp

Ø  CÔ HỘI NGHỀ NGHIỆP SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SV:

-        Làm việc tại các cơ quan chuyên ngành liên quan đến Sinh học và Công nghệ Sinh học của các Bộ, Ngành hoặc các địa phương.

-        Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến Sinh học và Công nghệ Sinh học của các Bộ, Ngành, hoặc các địa phương.

-        Phụ trách kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất trong các lĩnh vực Nông, Lâm, Y - Dược, chế biến Thực phẩm, Khoa học Môi trường...

-        Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Sinh học, Sinh học thực nghiệm và Công nghệ Sinh học ở các doanh nghiệp, Viện nghiên cứu, các Trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.

-        Tham gia giảng dạy sinh học (một số môn sinh học thực nghiệm) và công nghệ sinh học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp..

-        Tạo lập hoặc tham gia quản lý, điều hành trang trại, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm CNSH.

-        Tư vấn, tiếp thị tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, y dược..

Ø  ĐẦU VÀO: Khoa Công nghệ sinh học tuyển sinh các khối A, A1, B

-       Ngoài ra, các bạn có thể vui lòng tham khảo thông tin về ngành Công nghệ sinh học và Công nghệ môi trường tại website:

www.ou.edu.vn/tuyensinh  hoặc http://www.ou.edu.vn/cnsh để tham khảo.

 

-       Với điểm chuẩn các năm như sau:

Ngành

Khối

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

NV1

NV2

NV1

NV2

NV1

NV2

NV1

NV2

Hệ đại học

Công nghệ Sinh học

A

14,5

15,0

14,0

16,0

14,0

17,0

17,5

19,5

A1

 

 

 

 

14,0

17,0

17,5

19,5

B

14,5

15,0

14,0

16,0

14,0

17,0

17,5

19,5

 

14.  Ngành công nghệ sinh học – chuyên ngành Nông nghiệp đào tạo những học phần nào? Em muốn học nuôi cấy mô thì có thể học ngành gì?

-       Ngành CNSH Nông nghiệp là một chuyên ngành đào tạo thuộc khoa CNSH và mục tiêu đào tạo Cử nhân chuyên ngành Công nghệ sinh học Nông nghiệp không nằm ngoài mục tiêu đào tạo của ngành, đó là đào tạo nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn, khả năng tư duy sáng tạo, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt để giải quyết các vấn đề thực tiển của ngành học.

-       Cử nhân CNSH được trang bị đầy đủ kiến thức khoa học cơ bản và công nghệ cả về lý thuyết, thực hành, có khả năng tổ chức và quản lý sản xuất, nghiên cứu, thiết kế dây chuyền sản xuất các sản phẩm trong các lĩnh vực ứng dụng của ngành CNSH nói chung và CNSH Nông nghiệp nói riêng.

-       Em muốn học nuôi cấy mô có thể thi vào ngành CNSH của trường, sau đó vào chuyên ngành thì có thể chọn chuyên ngành Vi sinh – Sinh học phân tử.

-       Ngoài các thông tin trên, các bạn vui lòng tham khảo thêm thông tin về ngành Công nghệ sinh học và Công nghệ môi trường tại website:

www.ou.edu.vn/tuyensinh  hoặc http://www.ou.edu.vn/cnsh để tham khảo.

-       Điểm chuẩn các năm:

Ngành

Khối

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

NV1

NV2

NV1

NV2

NV1

NV2

NV1

NV2

Hệ đại học

Công nghệ Sinh học

A

14,5

15,0

14,0

16,0

14,0

17,0

17,5

19,5

A1

 

 

 

 

14,0

17,0

17,5

19,5

B

14,5

15,0

14,0

16,0

14,0

17,0

17,5

19,5

 

15.  Ngành Luật Kinh tế đào tạo những nội dung gì và điểm chuẩn vào là bao nhiêu? Ngành này có hệ Cao đẳng hay không?

Chúng tôi xin giới thiệu về ngành Luật Kinh tế, hệ đại học đào tạo tại Trường ĐH Mở Tp. HCM như sau:

-       Mục tiêu đào tạo: Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế đào tạo cử nhân Luật Kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý tại VIệt Nam và những kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa vó liên quan đến lĩnh vực pháp luật quốc tế trên cơ sở kiến thức về kinh tế. Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế có thể làm việc tại các doanh nghiệp, chính phủ hay các tổ chức nghiên cứu và tư vấn.

-       Điểm khác biệt của chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo được xây dựng để hướng đến việc đào tạo, trang bị cho sinh viên ba nhóm kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:

·      Kiến thức: Trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng kinh tế cũng như những kiến thức cơ bản về Luật để sinh viên có thể vận dụng kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh tế.

·      Kỹ năng: Chương trình đào tạo Luật kinh tế nhằm phát triển tư duy phê phán, khả năng làm việc độc lập, kỹ năng phân tích cũng như khả năng ứng dụng các kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh tế thực tế, đồng thời chương trình cũng trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết để nâng cao năng lực cá nhân của sinh viên.

·      Thái độ: Sinh viên ngành Luật Kinh tế có đạo đức tốt, tác phong chuẩn mực, có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội, có tính tự học, có định hướng nghề nghiệp tốt.

-       Đầu vào/ yêu cầu tuyển sinh

·      Theo quy chế Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy của Bộ GD&ĐT.

·      Khối thi: A, A1, D1, C.

-       Đầu ra/ cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:

·      Sinh viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp với tư cách là chuyên viên pháp lý phụ trách những vấn đề liên quan đến đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng; đề xuất giải pháp xử lý tình huống pháp lý trong kinh doanh; Sinh viên có thể làm việc trong khu vực công; Công tác tại các tòa kinh tế thuộc tòa án nhân dân các cấp hoặc công tác tại Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các sở,... nơi có ban hành hoặc hướng dẫn thi hành những văn bản pháp lý; Sinh viên tốt nghiệp còn có thể tham gia công tác tại các viên nghiên cứu, các trung tâm cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý và lĩnh vực giáo dục.

·      Sinh viên sẽ được nhận bằng Cử nhân Luật Kinh tế (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia do Nhà nước quy định).

·      Sinh viên có thể tiếp tục học Sau đại học để nhận bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường trong nước và nước ngoài đào tạo trong lĩnh vực pháp luật.

-       Nội dung chương trình đào tạo

·      Ngành Luật kinh tế được tổ chức đào tạo cho trong 4 năm (11 học kỳ) với khối lượng tích lũy toàn khóa là 126 tín chỉ và Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng.

·      Chương trình đào tạo gồm hai khối kiến thức chính:

o    Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm các môn về xã hội và các môn học công cụ như tâm lý học đại cương, xã hội học đại cương, logic học, tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng...

o   Khối kiến thức chuyên nghiệp bao gồm các môn học cơ sở ngành và khối ngành (Kinh tế học, Hình sự, Dân sự, Thương mại, Luật quốc tế ...).

-       Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về ngành Luật Kinh tế tại website:

-       www.ou.edu.vn/tuyensinh  để tham khảo.

-        Điểm chuẩn các năm như sau:

Ngành

Khối

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

 

NV1

NV2

NV1

NV2

NV1

NV2

NV1

NV2

 

Hệ đại học

 

Kinh tế

A

14,0

16,5

14,0

16,0

15,0

18,0

17,5

18,0

 

A1

 

 

 

 

15,0

18,0

17,5

18,0

 

D1

14,0

16,5

14,0

16,0

15,0

18,0

17,5

18,0

 

Luật kinh tế

A

14,0

16,5

14,0

15,5

16,0

18,0

18,5

21,5

 

A1

 

 

 

 

16,0

18,0

18,5

21,5

 

C

14,0

17,0

15,5

17,0

17,5

19,0

18,5

21,5

 

D1

14,0

16,5

14,0

15,5

16,0

18,0

18,5

21,5

 

-       Ngành Luật Kinh tế không tuyển sinh hệ cao đẳng.

 

16.  Ngành Kế toán điểm chuẩn là bao nhiêu, có đào tạo Cao đẳng hay không?

-       Từ năm 2012 nhà trường không tuyển sinh hệ cao đẳng ngành Kế toán.

-       Điểm chuẩn vào ngành Kế toán các năm gần đây là:

Ngành

Khối

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

NV1

NV2

NV1

NV2

NV1

NV2

NV1

NV2

Hệ đại học

Kế toán

A

15,0

16,0

15,0

16,0

16,0

18,0

17,5

19,5

A1

 

 

 

 

16,0

18,0

17,5

19,5

D1

15,0

16,0

15,0

16,0

16,0

18,0

17,5

19,5

 

17.  Cho em hỏi ngành Luật Kinh tế mấy năm mới ra trường, học những gì và sau này sẽ làm gì?

-       Ngành Luật kinh tế có thời gian học chính khóa là 4 năm (11 học kỳ).

-       Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế đào tạo cử nhân Luật Kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý tại VIệt Nam và những kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa vó liên quan đến lĩnh vực pháp luật quốc tế trên cơ sở kiến thức về kinh tế. Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế có thể làm việc tại các doanh nghiệp, chính phủ hay các tổ chức nghiên cứu và tư vấn.

-       Chương trình đào tạo được xây dựng để hướng đến việc đào tạo, trang bị cho sinh viên ba nhóm kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:

·      Kiến thức: Trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng kinh tế cũng như những kiến thức cơ bản về Luật để sinh viên có thể vận dụng kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh tế.

·      Kỹ năng: Chương trình đào tạo Luật kinh tế nhằm phát triển tư duy phê phán, khả năng làm việc độc lập, kỹ năng phân tích cũng như khả năng ứng dụng các kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh tế thực tế, đồng thời chương trình cũng trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết để nâng cao năng lực cá nhân của sinh viên.

·      Thái độ: Sinh viên ngành Luật Kinh tế có đạo đức tốt, tác phong chuẩn mực, có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội, có tính tự học, có định hướng nghề nghiệp tốt.

-       Đầu vào/ yêu cầu tuyển sinh

·      Theo quy chế Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy của Bộ GD&ĐT

·      Khối thi: A, A1, D1, C

-       Đầu ra/ cơ hội việc làm

·      Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp với tư cách là chuyên viên pháp lý phụ trách những vấn đề liên quan đến đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng; đề xuất giải pháp xử lý tình huống pháp lý trong kinh doanh; Sinh viên có thể làm việc trong khu vực công; công tác tại các tòa kinh tế thuộc tòa án nhân dân các cấp hoặc công tác tại Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các sở,... nơi có ban hành hoặc hướng dẫn thi hành những văn bản pháp lý; Sinh viên tốt nghiệp còn có thể tham gia công tác tại các viên nghiên cứu, các trung tâm cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý và lĩnh vực giáo dục.

·      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp tục học Sau đại học để nhận bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường trong nước và nước ngoài đào tạo trong lĩnh vực pháp luật.

18.  Em muốn tìm hiểu về ngành Tài chính Ngân hàng? Đào tạo những nội dung gì và điểm chuẩn vào là bao nhiêu? Ngành này có hệ Cao đẳng hay không? Nếu có thì bao nhiêu điểm?

Thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối Việt Nam là những kênh phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của cả nền kinh tế nước ta. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng, các định chế tài chính phi ngân hàng và các công ty chứng khoán tạo nên những mảng màu tươi mới cho bức tranh kinh tế Việt Nam. Do đó, nhu cầu tuyển dụng nhân lực làm việc trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng là tất yếu đối với các doanh nghiệp trong ngành.

Nắm bắt được nhu cầu này, khoa Tài chính – Ngân hàng đặt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, các kiến thức chuyên sâu về ngành và chuyên ngành đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp lĩnh vực tài chính – ngân hàng - chứng khoán. Khoa luôn coi trọng chất lượng đào tạo, nỗ lực cải tạo nội dung và phương pháp giảng dạy, lựa chọn đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình giảng dạy từ các trường đại học uy tín trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, luôn luôn lấy sinh viên là trung tâm để thực hiện giảng dạy, học tập, các sinh hoạt học thuật và các hoạt động ngoại khoá.

Hiện nay, khoa đã phát triển trở thành khoa có quy mô lớn hàng đầu của trường. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy của khoa là những giảng viên có chất lượng cao, giỏi chuyên môn, khả năng sư phạm tốt, nhiệt tình trong giảng dạy và có tâm với ngành giáo dục.

Khoa Tài chính - Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành: Tài chính Doanh nghiệp, Đầu tư Tài chính, Ngân hàng với các hệ đào tạo: Đại học chính quy tập trung, Văn bằng 2, Từ xa và Vừa làm vừa học.

Với phương châm “Bản lĩnh – Năng động – Thành công”,  khoa Tài chính - Ngân hàng ngoài việc tạo điều kiện cho các bạn sinh viên học tập trong môi trường tốt nhất, mà còn được tham gia các hoạt động học thuật diễn ra định kỳ trong mỗi năm học. Song hành với việc học tại lớp. “Đường đến Stockholm”  là cuộc thi về kiến thức lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng được tổ chức với mục đích giúp sinh viên nâng cao kiến thức chuyên sâu, bản lĩnh và các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, hoạch định thời gian, thuyết trình, giao tiếp ứng xử để sẵn sàng bước vào thị trường tài chính – ngân hàng năng động và đầy thách thức. “Sàn giao dịch Chứng khoán I$K” là một hoạt động khác, được tổ chức mỗi học kỳ dành cho tất cả các bạn sinh viên quan tâm đến chứng khoán trong toàn trường với mong muốn tạo sân chơi bổ ích, cơ hội thực hành và tập sự để các bạn sinh viên có thể trở thành những nhà đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai.  “Sàn giao dịch Chứng khoán I$K” đã nhận được sự tin tưởng và tài trợ của các ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty niêm yết như: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Công ty Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín (SBS), Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC), Công ty Thiên Long (TLG), Công ty TNHH máy tính T&H, Công ty cổ phần Vũ Thảo, Báo phụ nữ TP.HCM (Phunuonline), . . . Ngoài ra, việc nâng cao và hoàn thiện trình độ tiếng Anh là đòi hỏi chính đáng của các đơn vị tuyển dụng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Do đó, cuộc thi Olympic tiếng Anh chuyên ngành kinh tế EFA được ra đời giúp sinh viên nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành và giao tiếp ứng xử. 

Việc làm sau khi ra trường của sinh viên đã được khoa Tài chính – Ngân hàng quan tâm, định hướng ngay từ khi sinh viên còn ngồi trên ghế giảng đường. Khoa thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu thân mật giữa sinh viên với các doanh nhân, các cựu sinh viên đã thành đạt, các chuyên gia hoạt động thực tế tại các ngân hàng, công ty chứng khoán… giúp sinh viên hiểu rõ tính chất công việc thực tế để có định hướng phát triển trong tương lai.

Không những chỉ chú trọng vào hoạt động học tập, khoa Tài chính - Ngân hàng còn quan tâm đến sự phát triển toàn diện của sinh viên, học tập những kỹ năng mềm cho SV bằng các hoạt động ngoại khóa, ... văn thể mỹ dành cho sinh viên.

-       Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về ngành Tài chính Ngân hàng tại website:

http://www.ou.edu.vn/qldt/Documents/TS2012/TVTS_TCNH.pdf

-       Từ năm 2012 trường không tuyển sinh hệ cao đẳng ngành Tài chính Ngân hàng.

-       Điểm chuẩn các năm:

Ngành

Khối

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

NV1

NV2

NV1

NV2

NV1

NV2

NV1

NV2

Hệ đại học

Tài chính Ngân hàng

A

16,0

18,0

16,0

17,5

16,5

18,5

16,5

19,0

A1

 

 

 

 

16,5

18,5

16,5

19,0

D1

16,0

18,0

16,0

17,5

16,5

18,5

16,5

19,0

19.  Ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng (Xây dựng) đào tạo những nội dung gì và điểm chuẩn vào là bao nhiêu? Ngành này có hệ Cao đẳng hay không?

-       Mục tiêu chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo kỹ sư Xây dựng công trình nhằm đào tạo ra những cán bộ kỹ thuật có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng để có thể đảm đương các công việc trong lĩnh vực công nghệ Kỹ thuật công trình Xây dựng.

-       Điểm mạnh của CTĐT:

·      Chương trình đào tạo được thiết kế đảm bảo khối lượng theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

·      Linh hoạt theo điều kiện người học.

·      Người học đạt được kiến thức và kỹ năng để đảm nhiệm có hiệu quả công việc được phân công.

·      Cùng với các khoá học ngoại khoá (ngoại ngữ, tin học, …) bảo đảm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

-       Điểm khác biệt của CTĐT:

·      Được thiết kế mạnh về kỹ năng thiết kế, thi công chú trọng tính thực hành.

·      Các học phần phân bổ môn học tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành sớm CTĐT, dễ trả nợ môn học.

·      Thường xuyên tổ chức các Seminar chuyên ngành cho sinh viên.

·      Các buổi đối thoại với CEO của các doanh nghiệp ngành xây dựng.

-       ĐẦU VÀO/YÊU CẦU TUYỂN SINH:

·      Theo “Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy” của Bộ giáo dục và Đào tạo.

·      Thi tuyển sinh ĐH khối A, A1.

-       ĐẦU RA/CƠ HỘI VIỆC LÀM: Sinh viên sau khi ra trường được trang bị đầy đủ các kiến thức kỹ năng về chuyên ngành đào tạo; có khả năng đọc, hiểu các tài liệu Tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật Kỹ thuật Xây dựng.

Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại:

·      Công ty tư vấn và thiết kế, công ty xây dựng và kinh doanh nhà, xí nghiệp sản xuất vật liệu, cấu kiện xây dựng hoặc tại các viện nghiên cứu công nghệ xây dựng, các tổ đội xây dựng thuộc thành phần kinh tế quốc dân hay tư nhân.

·      Sinh viên có thể làm việc ở các vị trí công tác khác nhau như: Kỹ sư, tư vấn thiết kế kết cấu, kỹ sư, tư vấn giám sát và thi công ngoài công trường, chuyên viên tư vấn dự án, chuyên viên quản lý dự án, chuyên viên quản lý xây dựng

-       VĂN BẰNG TỐT NGHIỆP:

·      Sau khi hoàn thành các yêu cầu của chương trình đào tạo, sinh viên được cấp bằng Đại học chính quy tập trung, ngành Xây dựng (Kỹ sư Xây dựng).

·      Bằng Tốt nghiệp Đại học thuộc hệ thống văn bằng quốc gia.

-       CƠ HỘI TIẾP TỤC HỌC TẬP Ở CÁC BẬC HỌC CAO HƠN: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục theo học các chương trình đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ ở trong nước hoặc nước ngoài theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-       NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Chương trình được thiết kế cho học trình đào tạo 4.5 năm, được phân bổ trong 13 học kỳ, trong đó học kỳ thứ 13 được dành cho môn Thiết kế công trình.

·      Khối kiến thức cơ sở ngành: Cơ học lý thuyết, Cơ học lý thuyết, Cơ chất lỏng, Địa chất công trình, Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, …

·      Khối kiến thức chuyên ngành: Nền móng, Bê tông, Kết cấu thép, Kỹ thuật thi công, Tổ chức và quản lý thi công,…

·      Tin học: Tin học đại cương, các phần mềm tính toán chuyên ngành…

·      Anh văn: có khả năng đọc hiểu các tài liệu Tiếng Anh chuyên ngành và các bản vẽ kỹ thuật ngành Xây dựng, khả năng giao tiếp trong môi trường làm việc quốc tế.

-       ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN: Hiện nay đội ngũ giảng viên cơ hữu và bán cơ hữu của Khoa Xây dựng & Điện gồm có 16 giảng viên cơ hữu và 3 giảng viên bán cơ hữu, trong đó có 2 PGS, 05 tiến sỹ, 14 thạc sỹ và 01 kỹ sư.

-       Ngoài ra, bạn có thể vui lòng tham khảo thêm thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng tại website: www.ou.edu.vn/tuyensinh

-       Điểm chuẩn các năm:

Ngành

Khối

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

NV1

NV2

NV1

NV2

NV1

NV2

NV1

NV2

Hệ đại học

CNKT công trình xây dựng

A

13,5

14,0

13,5

14,5

14,5

15,0

14,5

18,5

A1

 

 

 

 

14,5

15,0

14,5

18,5

-       Ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng không tuyển sinh hệ cao đẳng.

20.  Khi em chọn ngành đồ họa máy tính và xử lý ảnh của trường thì em sẽ học về những phần nào? Cơ hội việc làm khi ra trường?

Ngành Khoa học máy tính của trường đào tạo các cử nhân có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học máy tính, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và hiện thực các ứng dụng công nghệ thông tin. Sinh viên ra trường có khả năng làm việc với tư cách là nhân viên tin học, chuyên viên máy tính, cố vấn về CNTT tại các doanh nghiệp và có thể đảm nhận công tác giảng dạy, nghiên cứu, quản lý dự án liên quan đến ngành CNTT.  Có 3 hướng chuyên ngành hẹp với định hướng đặc thù riêng như sau :

-       Chuyên ngành Mạng máy tính:

Tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc như: chuyên viên lập trình các ứng dụng mạng, chuyên viên thiết kế - triển khai mạng và chuyên viên quản trị hệ thống mạng cho các doanh nghiệp.

-       Chuyên ngành Cơ sở dữ liệu :

Tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc như: chuyên viên phát triển phần mềm, chuyên viên triển khaiứng dụng các hệ thống thông tin cho việc quản lý kinh tế và hành chánh, dịch vụ; thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu, lập trình/sản xuất phần mềm.

-       Chuyên ngành Đồ họa:

Tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc như: Chuyên viên trong lãnh vực quảng cáo, phát triển, thiết kế và lập trình ứng dụng đồ họa và Game..

-       Như vậy, em muốn học ngành Đồ họa máy tính, sau khi tốt nghiệp tùy vào năng lực bản thân có thể đảm nhận các công việc như: Chuyên viên trong lãnh vực quảng cáo, phát triển, thiết kế và lập trình ứng dụng đồ họa và Game...

-       Em có thể vào website trường www.ou.edu.vn/tuyensinh để tham khảo thêm các thông tin về ngành Khoa học máy tính.

-       Ngoài ra theo điều tra sinh viên tốt nghiệp của trường thì 80% sinh viên ra trường có việc làm ngay từ năm đầu tiên.

21.  Trường đại học Mở Tp. HCM có ngành Quản lý khách sạn không và điểm chuẩn vào là bao nhiêu?

-       Trường đại học Mở TP. HCM không có ngành Quản lý khách sạn nhưng có chuyên ngành Quản trị du lịch và trong chuyên ngành này có các học phần về Quản trị khách sạn.

-       Chúng tôi xin gới thiệu một số điểm về chuyên ngành du lịch để bạn tìm hiểu thêm như sau:

·      Hoàn thành chương trình đào tạo Quản trị du lịch người học sẽ có được các kiến thức chuyên sâu về quản trị du lịch như quản trị điều hành hãng lữ hành, quản trị khách sạn - nhà hàng, quản trị khu nghỉ dưỡng, tổ chức sự kiện và festival du lịch, dịch vụ hội nghị, hội thảo, quản trị dịch vụ vận chuyển… để có thể đảm nhận vị trí quản lý ở các bộ phận này trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

·      Tốt nghiệp chuyên ngành du lịch sinh viên có khả năng phát huy năng lực quản trị ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch như khách sạn – nhà hàng, công ty lữ hành, khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí… và các cơ quan quản lý hoạt động du lịch.

·      Điểm chuẩn nguyện vọng 1 năm 2013 của 2 khối A, A1 và D1 là 18,0 điểm.

22.  Trường Đại học Mở Tp. HCM có ngành sư phạm không? Điểm chuẩn là bao nhiêu?

-       Trường Đại học Mở Tp. HCM không có đào tạo ngành sư phạm nhưng trong khoa Ngoại Ngữ có ngành Ngôn ngữ Anh với chuyên ngành Phương pháp giảng dạy (sư phạm) và Giảng dạy Tiếng Anh Thiếu Nhi. Nếu muốn trở thành giáo viên, bạn có thể thi vào các ngành này, để giảng dạy Tiếng Anh.

-       Điểm chuẩn nguyện vọng 1 vào ngành Ngôn ngữ Anh năm 2013 là 26,0 điểm, trong đó môn Tiếng Anh nhân hệ số 2.

23.  Em học không tốt các môn Toán, Lý, Hóa, em chỉ học tốt các môn xã hội. Vậy em thích hợp học vào ngành nào?

-       Em có thể thi vào các ngành thuộc khối xã hội nhân văn như Xã hội học, Công tác xã hội hay Đông nam Á học.

-       Các ngành này tổ chức thi đầu vào ở hầu hết các khối thi (A, A1, C, D1, D4, D6), do đó em có thể thi đầu vào khối C với các môn Văn, Lịch Sử và Địa lý.

24.  Em vừa làm trắc nghiệm trong cẩm nang của trường Đại học Mở Tp. HCM về sở thích và nghề nghiệp. Em thấy  mình thuộc vào nhóm I: Phù hợp với nghề khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, Y Dược, Toán học, … Nhưng em lại thấy mình thích theo nhóm A: Văn chương, báo chí, Mỹ thuật, Sân khấu hơn. Vậy em nên chọn nghề theo sở thích hay năng lực?

-       Đánh giá trong trắc nghiệm chỉ mang tính chất tham khảo, còn mọi quyết định là do chính bản thân em! Do vậy em có thể tìm hiểu thêm về các ngành nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau để suy nghĩ và quyết định chọn lựa ngành học theo đúng năng lực và mong muốn của bản thân, gia đình.

-       Trong phần trắc nghiệm về nhóm A có các ngành thuộc văn chương, báo chí thuộc về các ngành Xã hội học, Công tác xã hội và Đông Nam á học tại Trường ĐH Mở Tp. HCM. Nhóm I có ngành Luật Kinh tế. Em có thể có nhiều lựa chọn ngành nghề để phát huy sở thích và năng lực.

25.  Trường ĐH Mở Tp. HCM có ngành Công tác xã hội. Trường có thể cho em biết thêm về ngành này, cũng như cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến trong ngành sau khi ra trường?

-       Ngành Công tác xã hội – Xã hội học là một trong những ngành thế mạnh của nhà trường, đào tạo từ những năm 1990.

-       Ngành Công tác xã hội – Xã hội học Là một ngành khoa học xã hội và có tính ứng dụng thực tiễn cao, trong nhiều lĩnh vực, do đó có nhiều cơ hội cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nhiều sinh viên trong thời gian thực tập môn học và thực tập tốt nghiệp đã được các cơ sở, đơn vị nhận thực tập giữ lại cộng tác và tiếp tục công tác chính thức sau khi ra trường.

-       Sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội – Xã hội học có thể làm việc tại các dự án phi chính phủ như: Tổ chức sức khỏe thế giới, dự án Word Bank; UBND, Ủy ban phòng chống AIDS, các Sở Lao động thương binh xã hội, các phòng tham vấn, các chương trình hay dự án phát triển cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ....

-       Thi đầu vào ở tất cả các khối thi: A, A1, C, D1, D4 và D6.

-       Để biết thêm thông tin và chương trình đào tạo của ngành, bạn vui lòng tham khảo các nội dung trên tại website Trường ĐH Mở Tp. HCM www.ou.edu.vn/tuyensinh.

26.  Em muốn biết về Quỹ tín dụng học tập?

-       Quỹ tín dụng học tập dành cho sinh viên nghèo có học lực khá. Sinh viên sẽ trả dần sau khi ra trường.

-       Em có thể tham khảo thêm tại webste trường: http://www.ou.edu.vn/CTCTHSSV hoặc cần tư vấn trực tiếp bởi các chuyên viên Phòng CTCT&HSSV theo số điện thoại 08.39302146, 08.39300210 (200).

27.  Đào tạo từ xa (ĐTTX) tại Trường ĐH Mở Tp. HCM như thế nào?

-       ĐTTX thuộc phương thức giáo dục không chính quy. Là quá trình giáo dục có sự gián cách giữa người dạy và người học về mặt thời gian và không gian. Người học theo hình thức giáo dục từ xa chủ yếu tự học qua tài liệu, đài truyền thanh, truyền hình, mạng Internet dưới sự trợ giúp của nhà trường. ĐTTX lấy tự học là chính, đòi hỏi người học phải tự giác, kiên trì và quyết tâm cao để hoàn thành chương trình học của mình.

-       Chỉ cần có bằng Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương là có thể đăng kí học đại học từ xa mà không cần thi tuyển. Các em có nhu cầu là có thể đăng kí học tại các trung tâm giáo dục từ xa tại các tỉnh để đăng kí học hoặc vào website http://dttx.ou.edu.vn/ để biết thêm thông tin.

28.  Làm sao chọn đúng ngành nghề?

-       Bạn nên bắt đầu từ tìm hiểu về nghề nghiệp, cơ hội, thách thức cũng như yêu cầu của từng vị trí nghề nghiệp. Từ đó bạn có thể xác định mình thích nghề nào, tính cách, giá trị và kỹ năng của mình có phù hợp với lĩnh vực nghề nghiệp đó hay không. Sau đó bạn tìm hiểu xem nên học ngành nào và ngành, có đào tạo ở những trường nào, điều kiện tuyển sinh ra sao.

-       Nên nghe tư vấn từ nhiều phía: Gia đình, bạn bè, thầy cô, để có nhiều thông tin có quyết định chính xác với trình độ năng lực, sức khỏe của bản thân.

29.  Học lực trung bình, em vào vào đại học được không?

-       Bạn nên chọn đúng trường, có điểm chuẩn phù hợp với học lực bản thân và đăng ký thi ngay từ nguyện vọng 1.

-       Có thể phân loại học lực theo mức chọn trường như sau:

·         Tốp 1:          20 điểm trở lên => khá giỏi.

·         Tốp 2:          17 – 20 điểm => TB- Khá

·         Tốp 3:          Bằng điểm sàn =>TB

30.  Theo học chế tín chỉ thì có thể học hai ngành chính quy cùng một lúc được không? Sinh viên có được đổi ngành học nếu sinh viên lỡ chọn sai ngành hay không? (Em có thể chuyển ngành học nếu vào học mà thấy không phù hợp hay không)?

Chúng tôi giới thiệu đến bạn về điều kiện học hai chương trình và điều kiện chuyển ngành tại trường ĐH Mở TP. HCM như sau:

v  Điều kiện học hai chương trình:

-       Việc học cùng lúc hai chương trình (hai ngành) là sinh viên có nhu cầu đăng ký học thêm một văn bằng thứ 2 để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng.

-       Điều kiện học cùng lúc hai ngành như sau:

·   Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất;

·   Thời hạn đăng ký học chương trình thứ hai: Sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên và trước học kỳ cuối chính khóa của chương trình thứ nhất và sinh viên không thuộc diện xếp loại học lực yếu;

·   Thời gian tối đa được phép học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất.

·   Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm những môn học có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.

-       Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai sau khi đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.

v  Điều kiện chuyển ngành học:

-       Ngành chuyển đến có cùng khối thi tuyển sinh với ngành chuyển đi, được sự chấp thuận của Phòng Quản lý đào tạo và phê duyệt của Ban Giám hiệu.

-       Điểm thi của sinh viên phải cao hoặc bằng điểm trúng tuyển của ngành chuyển đến cùng nguyện vọng (đợt xét tuyển) trong cùng năm nhập học;

-       Thời gian đăng ký: Sau khi đã kết thúc năm học đầu tiên và trước năm học cuối khóa của chương trình đang học;

-       Sinh viên chỉ được xét chuyển ngành 1 lần (duy nhất) trong suốt khóa học. Hồ sơ chuyển ngành nộp tại phòng Quản lý đào tạo theo thông báo hằng năm;

-       Sinh viên phải hoàn tất chương trình đào tạo của ngành mới chuyển sang trong thời gian được phép học còn lại của ngành cũ;

31.  Điểm tuyển sinh năm vừa qua?( xem trong bảng đính kèm)

Điểm chuẩn trúng tuyển của các ngành qua các năm gần đây, cụ thể như sau:

 

Ngành

Khối

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

 

NV1

NV2

NV1

NV2

NV1

NV2

NV1

NV2

 

Hệ Đại học

 

Khoa học máy tính

A

13,5

14,0

13,5

14,0

15,0

15,5

14,5

19,0

 

A1

 

 

 

 

15,0

15,5

14,5

19,0

 

D1

13,5

14,0

13,5

14,0

15,0

15,5

14,5

19,0

 

CNKT công trình Xây dựng

A

13,5

14,0

13,5

14,5

14,5

15,0

14,5

18,5

 

A1

 

 

 

 

14,5

15,0

14,5

18,5

 

Công nghiệp

A

 

 

 

 

 

 

Công nghệ sinh học

A

14,5

15,0

14,0

16,0

14,0

17,0

17,5

19,5

 

A1

 

 

 

 

14,0

17,0

17,5

19,5

 

B

14,5

15,0

14,0

16,0

14,0

17,0

17,5

19,5

 

Quản trị kinh doanh

A

15,0

17,0

15,0

16,5

16,0

18,5

18,0

20,0

 

A1

 

 

 

 

16,0

18,5

18,0

20,0

 

D1

15,0

17,0

15,0

16,5

16,0

18,5

18,0

20,0

 

Kinh tế

A

14,0

16,5

14,0

16,0

15,0

18,0

17,5

18,0

 

A1

 

 

 

 

15,0

18,0

17,5

18,0

 

D1

14,0

16,5

14,0

16,0

15,0

18,0

17,5

18,0

 

Tài chính  Ngân hàng

A

16,0

18,0

16,0

17,5

16,5

18,5

16,5

19,0

 

A1

 

 

 

 

16,5

18,5

16,5

19,0

 

D1

16,0

18,0

16,0

17,5

16,5

18,5

16,5

19,0

 

Kế toán

A

15,0

16,0

15,0

16,0

16,0

18,0

17,5

19,5

 

A1

 

 

 

 

16,0

18,0

17,5

19,5

 

D1

15,0

16,0

15,0

16,0

16,0

18,0

17,5

19,5

 

Hệ thống thông tin quản lý

A

 

 

 

 

14,5

15,0

14,5

18,0

 

A1

 

 

 

 

14,5

15,0

14,5

18,0

 

D1

 

 

 

 

14,5

15,0

14,5

18,0

 

Luật kinh tế

A

14,0

16,5

14,0

15,5

16,0

18,0

18,5

21,5

 

A1

 

 

 

 

16,0

18,0

18,5

21,5

 

C

14,0

17,0

15,5

17,0

17,5

19,0

18,5

21,5

 

D1

14,0

16,5

14,0

15,5

16,0

18,0

18,5

21,5

 

Đông Nam á học

A

 

 

 

 

13,0

17,5

 

 

A1

 

 

 

 

13,0

17,5

 

 

B

 

 

 

 

14,0

 

 

C

14,0

14,5

14,0

14,5

14,5

17,5

 

 

D1

13,0

13,5

13,0

13,5

13,5

17,5

 

 

D4

 

 

 

 

13,5

17,5

 

 

D6

 

 

 

 

13,5

 

 

Xã hội học

A

 

 

 

 

13,0

14,5

14,5

18,5

 

A1

 

 

 

 

13,0

14,5

14,5

18,5

 

B

 

 

 

 

14,0

15,5

 

 

C

14,0

14,5

14,0

14,5

14,5

16,0

14,5

18,5

 

D1

13,0

13,5

13,0

13,5

13,5

15,0

14,5

18,5

 

D4

 

 

 

 

13,5

15,0

18,5

 

D6

 

 

 

 

13,5

15,0

18,5

 

Công tác Xã hội

A

 

 

 

 

13,0

14,5

14,5

16,5

 

A1

 

 

 

 

13,0

14,5

14,5

16,5

 

B

 

 

 

 

14,0

15,5

 

 

C

14,0

14,5

14,0

14,5

14,5

16,0

14,5

16,5

 

D1

13,0

13,5

13,0

13,5

13,5

15,0

14,5

16,5

 

D4

 

 

 

 

16,5

 

D6

 

 

 

 

16,5

 

Ngôn ngữ Anh

D1

13,5

16,0

19,0

 

*20,5

*26,0

 

 

Ngôn ngữ Trung Quốc

D1

13,0

13,5

13,0

13,5

13,5

15,5

*20,0

 

 

D4

13,0

13,5

13,0

13,5

13,5

15,5

*20,0

 

 

Ngôn ngữ Nhật

D1

13,0

13,5

13,0

13,5

15,0

*23,5

 

 

D4

13,0

13,5

13,0

13,5

15,0

*23,5

 

 

D6

13,0

13,5

13,0

13,5

15,0

*21,0

 

 

Hệ Cao đẳng

 

Khoa học máy tính

A

10,5

11,0

10,0

11,0

10,0

12,5

 

A1

 

 

 

 

10,0

12,5

 

D1

10,5

11,0

10,0

11,0

10,5

12,5

 

Công tác xã hội

A

 

 

 

 

10,0

13,0

 

A1

 

 

 

 

10,0

13,0

 

B

 

 

 

 

11,0

13,5

 

C

11,0

11,0

11,0

11,5

11,5

13,5

 

D1

10,0

10,0

10,0

10,5

10,5

13,0

 

D4

 

 

 

 

10,5

13,0

 

Tiếng Anh (CĐ)

D1

10,5

12,5

10,0

17,5

 

Quản trị kinh doanh (CĐ)

A

12,0

14,0

 

 

 

D1

12,0

14,0

 

 

 

Tài chính - Ngân hàng (CĐ)

A

12,5

14,5

 

 

 

D1

12,5

14,5

 

 

 

Kế toán (CĐ)

A

12,0

13,5

 

 

 

D1

12,0

13,5

 

 

 

Ghi chú: * ngoại ngữ hệ số 2