GIỚI THIỆU KHOA XÂY DỰNG VÀ ĐIỆN
Khoa Xây dựng và Điện trực thuộc trường Đại học Mở TP.HCM, có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư xây dựng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng phục vụ giảng dạy chuyển giao công nghệ và phục vụ sản xuất thực tiễn.
Khoa Xây Dựng & Điện hiện đang đào tạo ngành: Kỹ sư Xây Dựng, chuyên ngành Dân dụng và Công nghiệp. Mã ngành: D510102
Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, Khoa đã xây dựng nhiều chương trình học mang tính ứng dụng cao cho sinh viên hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học và hệ đào tạo từ xa.
Ngày 27/07/2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định cho phép đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Xây dựng và Điện - phòng 312
97 Võ Văn Tần, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (08) 39.300.948 – Fax: (84-8) 39.300.085
Email: khoaktcn89@yahoo.com
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo kỹ sư Xây dựng công trình nhằm đào tạo ra những cán bộ kỹ thuật có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng để có thể đảm đương các công việc trong lĩnh vực công nghệ Kỹ thuật công trình Xây dựng.
ĐIỂM MẠNH/ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA CHƯƠNG TRÌNH
A. Điểm mạnh của CTĐT:
- Chương trình đào tạo được thiết kế đảm bảo khối lượng theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Linh hoạt theo điều kiện người học.
- Người học đạt được kiến thức và kỹ năng để đảm nhiệm có hiệu quả công việc được phân công.
- Cùng với các khoá học ngoại khoá (ngoại ngữ, tin học, …) bảo đảm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp
B. Điểm khác biệt của CTĐT:
- Được thiết kế mạnh về kỹ năng thiết kế, thi công chú trọng tính thực hành.
- Các học phần phân bổ môn học tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành sớm CTĐT, dễ trả nợ môn học.
- Thường xuyên tổ chức các Seminar chuyên ngành cho sinh viên.
- Các buổi đối thoại với CEO của các doanh nghiệp ngành xây dựng.
ĐẦU VÀO/YÊU CẦU TUYỂN SINH
- Theo “Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy” của Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Thi tuyển sinh ĐH khối A, A1.
ĐẦU RA/CƠ HỘI VIỆC LÀM
Sinh viên sau khi ra trường được trang bị đầy đủ các kiến thức kỹ năng về chuyên ngành đào tạo; có khả năng đọc, hiểu các tài liệu Tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật Kỹ thuật Xây dựng.
Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại:
- Công ty tư vấn và thiết kế, công ty xây dựng và kinh doanh nhà, xí nghiệp sản xuất vật liệu, cấu kiện xây dựng hoặc tại các viện nghiên cứu công nghệ xây dựng, các tổ đội xây dựng thuộc thành phần kinh tế quốc dân hay tư nhân.
- Sinh viên có thể làm việc ở các vị trí công tác khác nhau như: kỹ sư, tư vấn thiết kế kết cấu, kỹ sư, tư vấn giám sát và thi công ngoài công trường, chuyên viên tư vấn dự án, chuyên viên quản lý dự án, chuyên viên quản lý xây dựng
VĂN BẰNG TỐT NGHIỆP
Sau khi hoàn thành các yêu cầu của chương trình đào tạo, sinh viên được cấp bằng Đại học chính quy tập trung, ngành Xây dựng (Kỹ sư Xây dựng).
Bằng Tốt nghiệp Đại học thuộc hệ thống văn bằng quốc gia.
CƠ HỘI TIẾP TỤC HỌC TẬP Ở CÁC BẬC HỌC CAO HƠN
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục theo học các chương trình đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ ở trong nước hoặc nước ngoài theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình được thiết kế cho học trình đào tạo 4.5 năm, được phân bổ trong 13 học kỳ, trong đó học kỳ thứ 13 được dành cho môn Thiết kế công trình.
- Khối kiến thức cơ sở ngành: Cơ học lý thuyết, Cơ học lý thuyết, Cơ chất lỏng, Địa chất công trình, Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, …
- Khối kiến thức chuyên ngành: Nền móng, Bê tông, Kết cấu thép, Kỹ thuật thi công, Tổ chức và quản lý thi công,…
- Tin học: Tin học đại cương, các phần mềm tính toán chuyên ngành…
- Anh văn: có khả năng đọc hiểu các tài liệu Tiếng Anh chuyên ngành và các bản vẽ kỹ thuật ngành Xây dựng, khả năng giao tiếp trong môi trường làm việc quốc tế.
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Hiện nay đội ngũ giảng viên cơ hữu và bán cơ hữu của Khoa Xây dựng & Điện gồm có 16 giảng viên cơ hữu và 3 giảng viên bán cơ hữu, trong đó có 2 PGS, 05 tiến sỹ, 14 thạc sỹ và 01 kỹ sư.