Được thành lập
từ tháng 6 năm 1991, có tên gọi “ Ban
Kỹ thuật sinh học”. Năm 1993, Trường có
quyết định đổi tên thành “Khoa Công nghệ sinh
học” là Trường
đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Giáo
dục và Đào tạo cho phép đào tạo ngành Công
nghệ sinh học.
Công nghệ sinh học
(CNSH) là một trong 4 hướng công nghệ và sản
xuất được nhà nước xếp hàng ưu tiên
lâu dài, mục tiêu của việc phát triển và ứng
dụng CNSH ở Việt Nam là xây dựng công nghiệp sinh
học trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật
công nghệ cao, sản xuất được các sản
phẩm chủ lực, thiết yếu và đóng góp quan
trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh
tế quốc dân (Nghị quyết của Chính phủ
số 18/ CP ngày 11/03/94:" Phát triển CNSH ở Việt
Nam đến năm 2010, Ngày 22/1/2008, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg về việc
phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và
ứng dụng CNSH ở Việt Nam đến năm
2020").
Khoa CNSH Trường Đại
học Mở TP.HCM có chức năng giảng
dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao khoa học
kỹ thuật, các
lĩnh vực CNSH và
ứng dụng nhằm góp phần phát triển kinh
tế xã hội.
Khoa có truyền thống
đào tạo Cử nhân CNSH có khả năng nghiên cứu,
sản xuất ứng dụng và thích ứng nhanh với
thị trường lao động, đã đào tạo
nhiều thế hệ cán bộ trình độ đại
học về CNSH cho TP. HCM và các tỉnh phía Nam.
CHUYÊN
NGÀNH ĐÀO TẠO
Chương trình: Được thực hiện trong 4 năm
hay 8 học kỳ. Từ học kỳ 6 sinh viên
được chia làm 3 chuyên ngành chính:
+ CNSH Nông nghiệp
+ Vi sinh - Sinh học Phân tử
+ CNSH Công nghiệp và Môi
trường
Và 3
chuyên ngành phụ
+ Công nghệ Dược
phẩm
+ Công nghệ Thực
phẩm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào
tạo Cử nhân Công nghệ sinh học có năng lực
chuyên môn, khả năng tư duy sáng tạo, phẩm
chất chính trị, đạo đức và sức
khỏe tốt để giải quyết các vấn
đề thực tiển của ngành học.
Cử nhân CNSH
được trang bị đầy đủ kiến
thức khoa học cơ bản và công nghệ cả
về lý thuyết, thực hành, có khả năng tổ
chức và quản lý sản xuất, nghiên cứu, thiết
kế dây chuyền sản xuất các sản phẩm trong
các lĩnh vực ứng dụng của ngành CNSH.
Kiến thức chuyên sâu
của ngành CNSH: trang bị cho sinh viên các kiến
thức và kỹ năng thực hành thuộc một trong 3
chuyên ngành của CNSH: Vi sinh - Sinh học
Phân tử, CNSH Nông nghiệp và CNSH Công nghiệp và Môi
trường. Các sinh viên theo học các
chuyên ngành, sau khi hoàn tất có đủ kiến thức và
kỹ năng để thực hiện các đề tài
nghiên cứu khoa học, tạo được một
số sản phẩm CNSH, hoặc theo học các bậc cao
hơn.
Nhóm học phần các ngành
phụ: các sinh viên theo học các ngành
phụ như Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ
Dược phẩm hoặc Quản trị Kinh doanh sẽ
được trang bị thêm các kiến thức cơ
bản, kỹ năng thực hành, ứng dụng trong
một ngành mới ngoài CNSH.
ĐIỂM MẠNH CỦA
CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình
được thiết kế mềm dẻo và linh
hoạt cả về nội dung và phương thức
đào tạo nhằm đáp ứng một cách tốt
nhất nguyện vọng của sinh viên và nhu cầu
thực tế của thị trường lao động,
giúp sinh viên ra trường dễ dàng có được
việc làm thích hợp với sở thích, năng lực
chuyên môn và thích ứng nhanh với môi trường làm
việc có tính cạnh tranh cao.
Chương trình đào
tạo chú trọng thực hành, khả năng ứng
dụng vào thực tế cao. Khoa có hệ thống các
phòng thí nghiệm đầy đủ trang thiết bị
hiện đại đáp ứng tốt yêu cầu
giảng dạy và nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Chương trình
được thiết kế có sự giao thoa giữa các
ngành học, giúp sinh viên mở rộng kiến thức và
tăng cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt
nghiệp.
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
- Làm
việc tại các cơ quan chuyên ngành liên quan đến
Sinh học và Công nghệ Sinh học của các Bộ, Ngành
hoặc các địa phương
- Làm
việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến
Sinh học và Công nghệ Sinh học của các Bộ, Ngành,
hoặc các địa phương
- Phụ
trách kỹ thuật, quản lý chất lượng,
kiểm nghiệm tại các đơn vị sản
xuất trong các lĩnh vực Nông, Lâm, Y - Dược,
chế biến Thực phẩm, Khoa học Môi
trường...
- Nghiên
cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Sinh
học, Sinh học thực nghiệm và Công nghệ Sinh
học ở các doanh nghiệp, Viện nghiên cứu, các
Trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các
trường Đại học và Cao đẳng.
- Tham
gia giảng dạy sinh học (một số môn sinh học
thực nghiệm) và công nghệ sinh học ở các
trường Đại học, Cao đẳng, Trung
học Chuyên nghiệp..
- Tạo
lập hoặc tham gia quản lý, điều hành trang
trại, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản
phẩm CNSH.
- Tư
vấn, tiếp thị tại các đơn vị
thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông,
lâm, ngư, y dược….
ĐẦU VÀO:
Khoa Công nghệ sinh học
tuyển sinh các khối A, A1, B; Mã ngành: D420201
ĐẦU RA/ BẰNG
CẤP:
- Sau
khi hoàn thành các yêu cầu của chương trình đào
tạo, sinh viên được cấp bằng Đại
học chính quy tập trung, ngành Công nghệ sinh học.
- Tiếp
tục theo học các bậc sau đại học
NỘI DUNG CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng
tuyển sinh: Người tốt nghiệp
phổ thông trung học hoặc trình độ tương
đương
Quy trình đào tạo,
điều kiện tốt nghiệp:
Thực hiện theo quy
chế học vụ đào tạo Đại học và Cao
đẳng hệ chính qui theo hệ thống tín chỉ (Ban
hành theo Quyết định số 759/QĐ-ĐHM ngày 09
tháng 09 năm 2009 của Hiệu trưởng trường
Đại Học Mở TP.HCM)
Tích lũy đủ 135 tín
chỉ với các học phần trong chương trình
Nội dung chương trình:
Tổng
khối lượng kiến thức toàn
khóa là 135 tín chỉ, không bao gồm Giáo
dục thể chất (5 Tín chỉ) và Giáo
dục quốc phòng (7 tín chỉ).
+ Kiến thức giáo
dục đại cương Tín
chỉ: 33 LT + 3 TH
+ Kiến thức cơ
sở của khối ngành Tín
chỉ: 18 LT + 3 TH
+ Khối kiến
thức ngành chính Tín
chỉ: 30 LT + 11 TH
+ Kiến thức bổ
trợ Tín
chỉ: 05
+ Khối kiến
thức chuyên ngành Tín
chỉ: 22
+ Thực tập tốt nghiệp
và khóa luận tốt nghiệp Tín
chỉ: 10
ĐỘI
NGŨ GIẢNG VIÊN VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT:
1. Đội ngũ giảng dạy:
Tỉ lệ cán bộ
giảng dạy có trình độ sau đại học là
73%, tỉ lệ tiến sĩ là 27%. Số cán bộ biên
chế đi học dài hạn hiên nay ở nước
ngoài là 5 người. Một số giảng viên
được đào tạo sau đại học ở
nước ngoài như: Mỹ Nga, Pháp,
Canada, Hà Lan, Đức, Nhật, Hàn Quốc và Singapore.
Đội ngũ giảng
dạy của Khoa gồm 22 GVCH:
2 PGS.TS, 5 TS, 19 ThS, 08 Cử nhân ngoài ra còn có một
số cán bộ phụ trách các phòng thí nghiệm của Khoa.
Lực lượng
giảng viên thỉnh giảng của Khoa CNSH là những nhà
giáo xuất sắc của nhiều trường
Đại học, các nhà khoa học hàng đầu, các nhà
quản lý giỏi trong lĩnh vực CNSH, với
đội ngũ giảng viên hùng hậu này, đã đáp
ứng được yêu cầu giảng dạy vừa lý
thuyết gắn liền thực tế, nguồn kiến
thức phong phú cho sinh viên của Khoa.
2. Cơ sở vật chất:
Các phòng thí nghiệm của
Khoa CNSH được trang bị những dụng cụ,
thiết bị nghiên cứu chuyên ngành nhằm phục
vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh
vực CNSH và ứng dụng của nó trong đời
sống. Phòng thí nghiệm cũng là nơi các cán bộ
giảng dạy trong bộ môn thực hiện các
đề tài, dự án của cán bộ nghiên cứu và là
nơi sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Hiện nay, Khoa có 08 phòng thí
nghiệm tại cơ sở Bình Dương và một
trại thực nghiệm tại Bình Thuận: PTN Sinh
học phân tử, PTN Công nghệ vi sinh, PTN Vi sinh thực
phẩm, PTN Công nghệ thực phẩm, PTN Nuôi cấy mô,
PTN Công nghệ tế bào, PTN Hóa- Môi trường, PTN Sinh hóa.
Các thiết bị hiện
đại như: máy PCR (Polymerase Chain Reaction), hệ
thống điện di ngang phân tích DNA, protein 1-D và 2-D (Multiphor
II), máy li tâm lạnh (Hettich – Đức), máy quang phổ
kế (Bio-Rad Laboratories-Myõ), Máy Elisa (Bio-Trak 2- Anh), hệ
thống chụp ảnh và phân tích gel điện di (GelDoc),
tủ đông sâu, tủ cấy, nồi hấp tự
động, tủ BOD, tủ ấm lắc, tủ ấm
CO2, kính hiển vi nối camera, nồi lên men (Bioflo 110-NBS –
Mỹ), máy đông khô (Alpha 1-2/LDplus -Martin Christ – Đức),
máy cô quay…
3. Nghiên cứu khoa học
Khoa CNSH là khoa có phong trào NCKH
mạnh nhất trong trường, ngoài ra các GV còn tham gia các
đề tài NCKH cấp bộ, cấp sở và liên kết
NCKH với các tỉnh..
Bên cạnh đó, phong trào
nghiên cứu khoa học (NCKH) trong sinh viên cũng mạnh
mẽ, hàng năm đều có đề tài sinh viên tham gia
và đoạt giải cao các cấp các cuộc thi sinh viên
NCKH cấp bộ, VIFOTEC, Sonny xanh, Eureka.