Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Giới thiệu khoa

I. Giới thiệu KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Khoa Công Nghệ Thông Tin ( CNTT ) của Trường Đại Học Mở Tp HCM hoạt động từ những ngày đầu thành lập trường. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Khoa có đội ngũ giảng viên cơ hữu giàu kinh nghiệm và tận tâm cùng với các giảng viên thỉnh giảng đến từ  các trường Đại học, viện nghiên cứu ở TP HCM.

Khoa đào tạo nhân lực cho ngành công nghệ thông tin có đạo đức, có kiến thức lý thuyết tốt, có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng nắm bắt được những vấn đề mới của sự phát triển ngành, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thông qua quá trình tin học hóa các lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý sản xuất, quản lý xã hội.

II. Giới thiệu ngành – chuyên ngành đào tạo

Khoa CNTT hiện đang đào tạo 2 bậc học:  Đại học (4 năm), Cao đẳng (3 năm)

Khoa đào tạo 2 ngành với định hướng nghề nghiệp:

    1.  Ngành Khoa học máy tính

Đào tạo các cử nhân có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học máy tính, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và hiện thực các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Sinh viên ra trường có khả năng làm việc với tư cách là nhân viên tin học, chuyên viên máy tính, cố vấn về CNTT tại các doanh nghiệp, xí nghiệp và có thể đảm nhận  công tác giảng dạy, nghiên cứu, quản lý dự án liên quan đến ngành CNTT.  Có 3 hướng chuyên ngành hẹp với định hướng đặc thù riêng như sau :

      a. Chuyên ngành Mạng máy tính:

Tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc như : chuyên viên lập trình các ứng dụng mạng, chuyên viên thiết kế - triển khai mạng, và chuyên viên quản trị hệ thống mạng cho các doanh nghiệp.

      b. Chuyên ngành Cơ sở dữ liệu :

 Tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc như :  chuyên viên phát triển phần mềm, chuyên viên triển khai và ứng dụng các hệ thống thông tin cho việc quản lý kinh tế và hành chánh, dịch vụ; thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu, lập trình/sản xuất phần mềm.

     c. Chuyên ngành Đồ họa:

 Tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc như :  chuyên viên quảng cáo, phim và nhạc số, phát triển, thiết kế và lập trình ứng dụng đồ họa và Game..

 

   2. Ngành Hệ thống Thông tin quản lý :

Ngành hệ thống thông tin quản lý đào to cử nhân ngành Hệ thống thông tin quản lý có phm chất đo đức, đưc trang bđầy đkhối kiến thức giáo dục đại cương, các vn đề lý thuyết và các kỹ năng thc nh cơ bn ca ngành Công NghThông Tin, các kiến thức về kinh tế và quản tr, nắm vững vTin học quản lý.

Hướng quản lý:

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại vị trí Chuyên viên của phòng ban chức năng như Phòng kinh doanh, Phòng kế hoạch, Phòng Marketing, Phòng tổ chức, Phòng hỗ trợ - giao dịch khách hàng, Phòng nhân sự hoặc Trợ lý cho nhà quản lý các cấp trong bộ máy quản lý…

Có thể trở thành Doanh nhân hay Giám đốc điều hành, Giám đốc bộ phận tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước.

Sinh viên có thể trở thành một chuyên viên nắm vững nghiệp vụ CNTT trong chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh như: 

  • Marketing quảng cáo – eMarketing, SEO
  • Bán hàng – Point of Sale
  • Dịch vụ khách hàng – CRM
  • Quản lý chuỗi cung ứng– SCM
  • Hoạch định nguồn lực – ERP
  • Nhân sự, tuyển dụng – HRM

 

Hướng công nghệ thông tin:

Sinh viên tốt nghip có khnăng làm chuyên viên công nghthông tin, chuyên viên quản trị cơ sở dữ liệu, chuyên viên tích hợp hệ thống, chuyên viên tư vn thực hin vic tổ chức và phát trin các ứng dụng công nghthông tin trong hoạt động ca các tổ chức kinh tế - xã hội; có khnăng quản lý các doanh nghip công nghthông tin, cán bộ quản lý dự án; làm nghiên cứu viên – giảng viên.

Một số vị trí tiêu biểu như sau:

  • Chuyên viên quản trị, vận hành hệ thống (System Administrator, Operator)
  • Chuyên viên quản trị CSDL (DB Administrator)
  • Chuyên viên quản trị hệ thống Web, Thương mại điện tử (Web Admin)
  • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst)
  • Chuyên viên phân tích hệ thống (System Analyst)
  • Chuyên viên phát triển phần mềm (Software Developer)
  • Chuyên gia huấn luyện CNTT trong doanh nghiệp (IT Trainer)
  • Chuyên gia tư vấn triển khai ERP (ERP Consultant)
  • Chuyên gia tư vấn, cố vấn CNTT (IT Consultant)
  • Giám đốc công nghệ thông tin (CIO)

III. Điểm khác biệt của chương trình đào tạo

-      Chương trình đào tạo được thiết kế theo học chế tín chỉ được tham khảo từ những chương trình đào tạo CNTT tiên tiến của các trường ĐH nước ngoài (theo tổ chức ACM)

-        Các môn học của chương trình đào tạo cũng được thiết kế theo hướng thiên về ứng dụng, thực hành.

-        Chú trọng đến khả năng thực hành, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên….

-         Hệ thống giáo trình giảng dạy và tài liệu tham khảo phong phú  bằng tiếng Việt , tiếng Anh

IV. Đầu vào/Yêu cầu tuyển sinh

Khoa tuyển sinh trong hệ thống tuyển sinh đại học chung của nhà trường, thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự thi là khối A, A1

V. Đầu ra/Cơ hội việc làm

-          Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp, công ty có ứng dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực CNTT

-          Phần lớn các sinh viên ra trường có việc làm sau khi ra trường. Trên 90% số lượng sinh viên khi ra trường làm việc đúng ngành nghề. Mức lương trung bình cho sinh viên mới tốt nghiệp từ khoảng 5 – 6 triệu/tháng. Một số sinh viên giỏi có được việc làm ngay từ lúc thực tập với mức lương trên 400USD/tháng.  Sau khi làm việc 2-5 năm, có thể thu nhập từ 500 đến 1000 USD/tháng

VI. Văn bằng tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành các yêu cầu của chương trình đào tạo, sinh viên được cấp bằng Đại học chính quy tập trung, ngành Khoa học máy tính hoặc Hệ thống thông tin quản lý. Theo học chế tín chỉ, từ khóa 2009, sinh viên không còn thi tốt nghiệp mà chỉ cần hoàn thành các môn học theo quy định của chương trình.

VII. Cơ hội học tập ở các bậc học cao hơn

-       Sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng có thể học  liên thông lên bậc Đại học

-       Sinh viên tốt nghiệp hệ Đại học  có thể học tiếp các bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc ngành Khoa học máy tính, Mạng máy tính, Hệ thống thông tin