Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Chương trình đào tạo chung

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP 

1. Đối tượng dự tuyển:

Có văn bằng tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật như: Kỹ sư Xây dựng (Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Cầu đường, Công trình Cảng, công trình Thủy lợi, Cấu kiện Vật liệu xây dựng, Kỹ thuật đô thị và kỹ thuật môi trường, Cơ khí xây dựng), Cử nhân Khoa học ứng dụng (Chuyên ngành Cơ Kỹ thuật), Kỹ sư kiến trúc (Chuyên ngành thông gió, cấp thóat nước, Trang âm và ánh sáng)

 

2. Mục tiêu đào tạo:

a. Mục tiêu tổng quát:

-          Đào tạo người thạc sĩ chuyên nghành xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, có tính nhân bản, khách quan trong khoa học, hoạt động hiệu quả về nghiên cứu chuyển giao công nghệ và nghiên cứu phát triển trong sản xuất.

-          Có phương pháp luận nghiên cứu KHKT tốt, có năng lực áp dụng lý thuyết vào giải quyết các bài toán/ vấn đề thực tiễn

b. Mục tiêu cụ thể:

*  Kiến thức:

-          Về phương pháp tư duy sáng tạo khoa học kỹ thuật, các phương pháp tư duy phê phán trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật để có thể phát hiện, nắm bắt, và giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn sản xuất.

-          Ngoại ngữ để tham khảo tài liệu nước ngoài dùng cho nghiên cứu đi sâu phát triển.

-          Về các phương pháp tính và phương pháp số (tên nền tảng rời rạc hoá đối tượng nghiên cứu như phần tử hữu hạn, phần tử biên, phần tử bán vô hạn …) để mô phỏng các loại kết cấu công trình chịu tải trọng tĩnh và động.

-          Về các phương pháp đo lường kỹ thuật thực nghiệm, thiết kế mô hình và dụng cụ đo trên mô hình để kiểm chứng mô hình mô phỏng số.

-          Về khoa học quản lý thi công, quản lý chất lượng công trình xây dựng.

-          Về các loại vật liệu và công nghệ vật liệu mới trong xây dựng.

*  Kỹ năng yêu cầu:

-          Có kỹ năng mô phỏng kết cấu công trình thực tế bằng các phương pháp số và kiểm chứng các mô hình mô phỏng. Cụ thể:

  • Lập các mô hình toán học (lập trình hoặc sử dụng phần mềm FEM, BEM, ANSYS của phần tử hữu hạn hay các phương pháp mô phỏng khác) nhằm kiểm soát hoạt động/ ứng xử của kết cấu, hạ tầng, nền móng, hệ thống tương tác kết cấu thượng tầng – hạ tầng như một tổng thể.
  • Có kỹ năng chế tạo những mô hình vật lý, đồng dạng cơ học hay đồng dạng một phần.
  • Thiết kế trang bị dụng cụ kỹ thuật để đo lường, dự đoán và ngoại suy ứng xử và thông số mục tiêu trước khi xây dựng công trình thực.

-          Có kỹ năng nâng cao độ tin cậy của chỉ tiêu thiết kế kết cấu, sử dụng hợp lý, tiến dần đền tối ưu hoá công nghệ vật liệu mới để nâng cao độ bền vững và chất lượng sản phẩm kết cấu.

*  Khả năng và vị trí công tác sau khi tốt nghiệp:

-          Công tác tại Viện Cơ Học, Viện Nghiên Cứu về khoa học xây dựng, Trung tâm kiểm định chất lượng, các phòng thí nghiệm thuộc nghành các bộ phận nghiên cứu phát triển (R&D) của doanh nghiệp nghành xây dựng hay có liên hệ gần gũi liên ngành.

-          Công tác tại các cơ quan quản lý ngành xây dựng.

-          Công tác tại các doanh nghiệp xây dựng trong và ngoài nước (Công ty tư vấn, xí nghiệp, nhà máy sản suất cấu kiện, công trường xây dựng)

-          Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo kỹ sư, cán sự xây dựng. 

 

3. Chương trình đào tạo:

Phần 1:     Kiến thức chung:  07 TC

STT

MMH

Tên môn học

Khối lượng (TC)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành/Thảo luận

01

XDTH 501

Triết học

4

4

 

02

XDNN 502

Tiếng Anh (chuẩn đầu ra TOEFL ITP 450)

3

3

 

Phần 2: Kiến thức cơ sở: 08 TC

2.1.Các môn bắt buộc  6 TC

STT

MMH

Tên môn học

Khối lượng (TC)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành/Thảo luận

03

XDPP 511

Phương pháp luận sáng tạo KHKT

3

2

1

04

XDPT 512

Phương pháp tính  

3

2

1

2.2. Các môn tự chọn (chọn 1 trong các môn sau) 2 TC

STT

MMH

Tên môn học

Khối lượng (TC)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành/Thảo luận

05

XDCL 521

Quản lý chất lượng trong xây dựng

2

1

1

06

XDQT 522

Quản lý tài chánh trong xây dựng

2

1

1

07

XDCP523

Các chủ đề và phương pháp nghiên cứu trong Quản lý xây dựng

2

1

1

Phần 3: Kiến thức chuyên ngành: 30 TC

3.1. Các môn chuyên ngành bắt buộc: 22TC

STT

MMH

Tên môn học

Khối lượng (TC)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành/Thảo luận

08

XDCH 531

Cơ học vật rắn biến dạng

3

2

1

09

XDDK 532

Động lực học kết cấu

3

2

1

10

XDSB 533

Kết cấu Tấm Vỏ và thành mỏng (sức bền nâng cao)

2

1

1

11

XDMP 534

PP mô phỏng (Phần tử Hữu hạn ỨD FEM)

3

1

2

12

XDDK 535

Độ tin cậy của kết cấu công trình

3

2

1

13

XDTT 536

Lý thuyết tương tự và mô hình vật lý

2

1

1

14

XDND 537

Công trình trên nền đất yếu

2

1

1

15

 XDPT 538

Phân tích định lượng trong xây dựng

2

1

1

16

XDTU 539

Tối ưu hóa kết cấu

2

1

1

3.2. Các môn chuyên ngành tự chọn (chọn 4 trong các môn): 8TC

STT

MMH

Tên môn học

Khối lượng (TC)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành/Thảo luận

17

XDVL 551

Công nghệ vật liệu xây dựng mới (composite…)

2

1

1

18

XDNL 522

Các nguyên lý xây dựng và luật định

2

1

1

19

XDKT 553

Kết cấu thép nâng cao

2

1

1

20

XDKB 554

Kết cấu bêtông cốt thép nâng cao

2

1

1

21

XDCN 555

Công nghệ thi công mới

2

1

1

22

XDDG 556

Định giá trong xây dựng

2

1

1

23

XDUT 557

Ứng dụng kỹ thuật trí tuệ nhân tạo trong XD

2

1

1

Phần 4: Luận văn tốt nghiệp: 10 TC

STT

MMH

 

Tên môn học

Khối lượng (TC)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

24

XDLV 570

Luận văn tốt nghiệp

10

10

 

 

LIÊN KẾT BANNER