Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Giới thiệu Khoa

GIỚI THIỆU CHUNG

1- Hình thức đào tạo:

 

Trường Ðại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 2 hình thức đào tạo Thạc sĩ:

 

1.1 Chương trình trong nước  (Hình thức không tập trung)

    • Cao học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh (MBA)
    • Cao học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng (MFB)
    • Cao học chuyên ngành Kinh tế học (ME)
    • Cao học chuyên ngành Xây dựng Công trình Dân dụng và Công nghiệp
    • Cao học chuyên ngành Lý Luận và Phương pháp Dạy học Bộ môn Tiếng Anh (TESOL)
    • Bồi dưỡng sau đại học chuyên ngành Lý luận & Phương pháp Dạy học Bộ môn Tiếng Anh (DIP TESOL)

 

1.2 Chương trình liên kết với đại học nước ngoài

* Chương trình liên kết Việt – Bỉ (ULB - Solvay Business School)

    • Quản trị kinh doanh không tạp trung tại Việt Nam (MBAVB)
    • Quản trị kinh doanh và Marketing (MBMM)
    • Quản trị chất lượng (MPQM)

* Chương trình liên kết Việt – Pháp

    • Quản lý công nghiệp (MIBM)

* Chương trình liên kết với ĐH Swinburne (Australia) 

    • Quản trị nhân sự

* Chương trình liên kết ĐH Kinh tế & Luật Berlin (Germany)

    • Kế toán - Tài chính Quản trị

* Chương trình liên kết ĐH Southern Queenlands (Australia) 

    • Phương pháp giảng dạy Bộ môn Tiếng Anh (TESOL)

* Chương trình liên kết ĐH Ballarat (Australia)

    • Quản trị bệnh viện

Chương trình liên kết ĐH Oviedo (Spain)

    • Quản lý hệ thống thông tin

 

 

Các chương trình cam kết cung cấp sự giảng dạy chất lượng: chương trình học cập nhật và mang tính ứng dụng cao - tạo được môi trường học tập tốt và hỗ trợ học tập hiệu quả và kịp thời - phương pháp giảng dạy mềm dẽo và lấy học viên làm trung tâm đáp ứng được nhu cầu riêng biệt của học viên -  phương tiện giảng dạy, học tập hiện đại.

2- Tổ chức đào tạo:

 

Vào đầu khoá học, học viên được cung cấp cẩm nang về quy chế đào tạo, nội quy, thời khoá biểu học kỳ, hình thức và quy định của luận văn tốt nghiệp để học viên có cơ sở tổ chức hoạt động học tập của mình. Học viên cũng được theo học khoá huấn luyện kỹ năng học tập như cách đọc nhanh, trình bày nhóm, các sử dụng quỹ thời gian hiệu quả.

 

Học viên được chia thành tổ học tập. Quản lý hoạt động của lớp cũng như theo dõi hoạt động giảng dạy, giáo vụ có một nhân viên chuyên trách của Phòng phối hợp với hệ thống lớp trưởng, lớp phó và tổ trưởng của lớp. Mỗi lớp có một địa chỉ email để Phòng thông báo tin tức, gởi bài đọc, bài tập vì thế toàn thể học viên trong lớp có thể nhận được thông tin kịp thời và thuận tiện. Giảng viên cũng dùng địa chỉ này để gởi bài đọc cho học viên. Mỗi môn học ngoài Giảng viên giảng chính có 1 trợ giảng. Trợ giảng giải đáp thắc mắc, ôn tập, và trợ giúp học viên làm bài tập, bài nghiên cứu.

 

Ðịnh kỳ từng học kỳ họp với Ban cán sự lớp để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xem xét ý kiến đóng góp của học viên.

 

Theo dõi việc học tập của từng học viên. Thông báo kịp thời tỷ lệ học viên theo học, điểm học tập.

 

Những hoạt động hỗ trợ học tập tuy không mới nhưng chính việc thực hiện công việc trên một các nghiêm túc, chăm hút, trên phương châm cung cấp và tạo điều kiện cho học viên những điều kiện phục vụ và hỗ trợ học tập tốt nhất có thể có, đã tạo nên những bước chuyển, mới trong quy trình tổ chức đào tạo, tạo uy tín cho nhà trường về tổ chức đào tạo và sự hài lòng của học viên.

3- Quá trình hình thành và phát triển:

 

Từ khi tổ chức đào tạo sau đại học đến nay, Trường Ðại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo được hơn 300 thạc sĩ tốt nghiệp chương trình cao học QTKD trong nước và trên 1000 thạc sĩ tốt nghiệp các chương trình cao học liên kết.

 

Qua 10 năm thí điểm đào tạo cao học, ngày 01/10/2003, Trường đã nhận được Quyết định số: 204/2003/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ cho nhà trường. Ngày 05/11/2003, Trường cũng đã nhận được quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo về việc giao cho trường đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh; chuyên ngành Lý luận & Phương pháp Dạy học Bộ môn Tiếng Anh; chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng; chuyên ngành Xây dựng Công trình Dân dụng và Công nghiệp.

 

Các quyết định này ghi nhận việc thí điểm đào tạo sau đại học trong 10 năm qua đạt được một số thành công nhất định và là cơ sở pháp lý cho trường tổ chức tuyển sinh và đào tạo sau đại học chính quy hàng năm. 

 4- Nhân sự:

Nguyễn Minh Hà            : Trưởng Khoa

- Hoàng Thị Phương Thảo  : Phó Trưởng Khoa

- Nguyễn Thị Thúy Loan : Chuyên viên

- Trần Thị Việt Hà : Chuyên viên

- Lý Duy Trung : Chuyên viên

- Nguyễn Thị Bảo Trân : Chuyên viên

- Lê Thị Thu Hà : Chuyên viên

- Phạm Thị Ngọc Sương : Chuyên viên

- Trịnh Thái Văn Phúc : Chuyên viên

LIÊN KẾT BANNER