Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Số1: Tháng 6/2009

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH 2007-2008
 _________________________________________________________

  
 
Xử lý vấn đề khủng hoảng khi khủng hoảng chưa kết thúc là một việc làm đầy rủi ro: rủi ro gây thêm hoang mang cho cộng đồng, rủi ro nhìn nhận không đúng mức, rủi ro không phân tích toàn diện, rủi ro mang lại viễn cảnh không đúng cho tương lai,v.v.. Thế nhưng, vì đặt nhu cầu tìm hiểu, nhu cầu tiếp cận vấn đề một cách có hệ thống lên làm mục tiêu đầu tiên, chúng tôi bị thôi thúc …gác lại nỗi lo các rủi ro ấy sang một bên. Còn nhớ, khi cuộc khủng hoảng 2007 – 2008 bắt đầu xảy ra tại Mỹ và lan rộng trên thế giới, sự việc đối với chúng ta vẫn còn mới mẻ. Đến thời điểm này, đã hơn một năm trôi qua, thông tin, từ thời sự đến những bài viết mang tính hàn lâm, đã rất dồi dào

ABC những vấn đề kinh tế thời đại trân trọng gửi đến bạn đọc số chuyên đề đầu tiên: nhìn lại cuộc khủng hoảng 2007 -2008 một cách có hệ thống. Bài viết “cuộc khủng hoảng sâu rộng đến đâu?” đặt vấn đề hôm nay mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng được đánh giá ra sao. Tiếp đến, bài “phát triển tư bản tài chính và con đường đi đến khủng hoảng” đi tìm nguyên nhân sâu xa của nó. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng đương thời đã khơi gợi lại vấn đề hiệu quả nghiên cứu khoa học tại các nước phát triển. Nữ hoàng Anh, Elisabeth Đệ Nhị, trong buổi khánh thành một cơ sở mới của London School of Economics, một trong những trường đại học xưa nhất và nổi tiếng nhất thế giới, đã thốt lên: “Đáng sợ thật! cuộc khủng hoảng kinh tế đã đến mức trầm trọng như thế mà sao không ai thấy nó đến”. Câu hỏi này biểu hiện tất cả nỗi thất vọng về cái mà chúng ta gọi là “khoa học kinh tế” được đầu tư và xây dựng từ hơn hai thế kỷ nay cho cộng đồng học giả khắp các nước công nghiệp phát triển. Bài viết thứ ba quan tâm đến “hiệu quả các mô hình dự báo” và cố gắng tìm hiểu “vì sao cuộc khủng hoảng 2007 -2008 đã không tránh được?”. Cách thức đối phó với khủng hoảng tại các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ cũng đang được giới học thuật bàn cãi. Học thuyết Keynes đang được nhắc nhở như chính sách bắt buộc phải áp dụng để đưa các nước ra khỏi suy thoái. Bài 4 thảo luận “chính sách Keynes trong các giải pháp chống khủng hoảng”. Và cuối cùng, “những đổi thay từ cuộc khủng hoảng” là một trong những nghi vấn mà mọi người trong chúng ta đều quan tâm.

Mặc dù đổi thay vẫn còn đang tiếp diễn và chưa hoàn toàn hình thành nên khuynh hướng rõ rệt, bàn về chúng vẫn là điều cần thiết, không phải để tin một cách không cân nhắc, nhưng để giúp thêm cho chúng ta có cái nhìn tổng thể, và “lùi lại” để nhìn nhận vấn đề đúng mức hơn khi cuộc khủng hoảng qua đi.

  ABC những vấn đề kinh tế thời đại

 

 

 

 

 

Các bài viết chính
Bài 1: Các yếu tố làm biến động giá nông sản thế giới 2007-2008: Hư và Thực
ABC những vấn đề kinh tế thời đại
Bài 2: Khủng hoảng lương thực thế giới : Tàn dư của nền kinh tế thuộc địa?
Cao Xuân Dung
Bài 3: Bảo trợ nông nghiệp của các nước giàu: Tình thế tiến thoái lưỡng nan của tự do hóa ngoại thương.
Lương Duy Quang
Bài 4: Thương mại công bằng: Triển vọng cho nông dân nghèo tại các nước đang phát triển?
Lê Thị Hằng Giang
Bài 5: Cây trồng biến đổi Gen: Chúng ta đang ở đâu?
Lê Thị Kính
 Các Khung
  • Góc kỹ thuật: Một vài chỉ số cần thiết để phân tích ngoại thương
    Huỳnh Đặng Bích Vy, Phi Vũ Yến Trình
  • Liên minh tiền tệ trong lý thuyết về các khu vực tiền tệ tối ưu [Zones Monétaires optimales](trong bài 5)
Ban biên tập
Ban biên tập
Tổng biên tập
PGS TS. Nguyễn Thuấn
Phó Tổng biên tập
TS. Nguyễn Văn Phúc
Ủy viên thường trực
TS. Trịnh Thùy Anh
Điều phối
TS. Cao Xuân Dung
Hỗ trợ điều phối
ThS. Tô Thị Kim Hồng
ThS. Lương Duy Quang
ThS. Huỳnh Đặng Bích Vy
Ngôn ngữ
ThS. Lê Thị Kim Dung
TS. Vũ Việt Hằng
Untitled 1