Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Số 3: Tháng 10/2010


NÔNG NGHIỆP: CHO AI VÀ VÌ AI? 
_______________________________________

  
Nạn đói và suy dinh dưỡng đang đe dọa hơn 1 tỷ người; giá lương thực thế giới leo thang hơn 80% trong giai đoạn 2007-2008; 2 triệu nhà sản xuất và người lao động từ hơn 65 nước đã tham gia thương mại công bằng; hàng năm kinh phí dành cho hỗ trợ nông nghiệp của các nước phát triển lên tới hàng 100 tỷ USD; diện tích cây trồng biến đổi gen đang chiếm khoảng hơn 134 triệu ha;… là những mảnh ghép trong một bức tranh khổng lồ về nông nghiệp vẫn đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên hành tinh của chúng ta. Và dù bức tranh ấy có hỗn độn và phức tạp đến mấy, linh hồn của nó vẫn không thay đổi mà ngày càng được khẳng định: chính nông nghiệp nuôi sống con người.  Nhưng những thực tế éo le đang diễn ra trên thế giới buộc chúng ta đặt lại câu hỏi: “NÔNG NGHIỆP: CHO AI VÀ VÌ AI?”.
Giá nông sản là một trong những vấn đề cốt lõi của thị trường, tác động trực tiếp đến đời sống của người dân. Bài viết: “Các yếu tố làm biến động giá nông sản thế giới 2007-2008: Hư và Thực” sẽ đặt lại vấn đề liên quan đến việc xác định những nguyên nhân gây nên sự gia tăng giá nông sản khiến cho có thêm 105 triệu người không đủ khả năng mua lương thực, rơi vào tình trạng nghèo đói, trong đó có tới 30 triệu người thuộc khu vực châu Phi. Tuy nhiên, vấn đề nghèo đói còn có những nguyên nhân sâu xa khác bên cạnh sự biến động giá đã được nhận dạng từ lâu. Hơn 40 năm trước, các lãnh đạo châu Phi từng tự tin tuyên bố “quyết tâm sẽ tự túc cung cấp lương thực”, nhưng tại sao khủng hoảng vẫn còn tồn tại và ngày càng nghiêm trọng. “Khủng hoảng lương thực thế giới: tàn dư của nền kinh tế thuộc địa?” xuôi dòng lịch sử để tìm hiểu đâu mới thực sự là “cái gai” gây ra nạn nghèo đói tại các nước châu Phi.

Đứng trước thực trạng cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường do quá trình toàn cầu hóa, hầu hết mọi quốc gia, nhất là các nước giàu đều sử dụng chính sách bảo trợ nông nghiệp. Song luôn tồn tại những ý kiến trái chiều về việc nên hay không dỡ bỏ các hình thức bảo trợ này? Bài viết “Bảo trợ nông nghiệp ở các nước giàu: tiến thoái lưỡng nan của tự do hóa ngoại thương” phân tích những tác động của chính sách này đến các nước nghèo ở hai khía cạnh bảo hộ và hỗ trợ nội địa. Bên cạnh hình thức thương mại theo lối truyền thống, còn có một xu hướng khác là “thương mại công bằng”, đặc biệt trong lĩnh vực lương thực. Những người ủng hộ xu hướng này mong muốn có được một mức giá cao hơn giá thị trường nhằm giúp cho người sản xuất thoát khỏi cảnh bấp bênh bởi kịch bản “được mùa, rớt giá”. Nhưng hình thức thương mại này có thực sự giúp ích cho nông dân ở các nước nghèo hay không? Bài “Thương mại công bằng: triển vọng cho nông dân nghèo tại các nước đang phát triển?” tổng hợp một số nghiên cứu về tác động của thương mại công bằng tới người sản xuất tại các nước đang phát triển sẽ giúp ta trả lời câu hỏi trên.

“Cây trồng biến đổi gen: chúng ta đang ở đâu?” là vấn đề cuối cùng được bàn luận trong chuyên đề này. Trong khi một số quốc gia như Mỹ, Canada, Ấn Độ,… ủng hộ việc áp dụng công nghệ biến đổi gen lên cây trồng thì một số nước khác ở châu Âu lại luôn phản đối. Vậy cây trồng biến đổi gen ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe của người dân, hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường như thế nào? Bài viết sẽ điểm lại những nghiên cứu, khảo sát quan trọng nhằm cung cấp cho chúng ta những thông tin tranh luận đa chiều của các nhà khoa học, các tổ chức môi trường và những người làm chính sách trong lĩnh vực này.

ABC những vấn đề kinh tế thời đại

 
Các bài viết chính
Bài 1: Các yếu tố làm biến động giá nông sản thế giới 2007-2008: Hư và Thực
ABC những vấn đề kinh tế thời đại 
Bài 2: Khủng hoảng lương thực thế giới : Tàn dư của nền kinh tế thuộc địa?
Cao Xuân Dung
Bài 3: Bảo trợ nông nghiệp của các nước giàu: Tình thế tiến thoái lưỡng nan của tự do hóa ngoại thương.
Lương Duy Quang
Bài 4: Thương mại công bằng: Triển vọng cho nông dân nghèo tại các nước đang phát triển?
Lê Thị Hằng Giang
Bài 5: Cây trồng biến đổi Gen: Chúng ta đang ở đâu?
Lê Thị Kính
Các khung
  • Diễn biến giá nông sản trên thị trường thế giới giai đoạn 1998 - 2010( trong bài 1)
    TôThị Kim Hồng
  • Đó đây - những điều tra "Kinh tế học không chuyên": Thiếu gạo? Một sự thiếu hụt giả tạo(trong bài 1)
    Jean - Pierre Boris
  • Các biện pháp bảo trợ nông nghiệp(trong bài 3)
    Tô Thị kim Hồng và Phi Vũ Yến Trình
  • Trường phái tân cổ điển nghĩ gì về "giá công bằng"?(trong bài 4)
    Lê Thái Thường Quân
  • Hỏi đáp: Cơ sở khoa học của cây trồng biến đổi Gen(Trong bài 5) 
    Lê Thị Kính
  • Bạn có biết: Cách mạng xanh: Những mảng màu sáng - tối
    Huỳnh Đặng Bích Vy
Ban biên tập
Ban biên tập
Tổng biên tập
PGS TS. Nguyễn Thuấn
Phó Tổng biên tập
TS. Nguyễn Văn Phúc
Ủy viên thường trực
TS. Trịnh Thùy Anh
Điều phối
TS. Cao Xuân Dung
Hỗ trợ điều phối
ThS. Tô Thị Kim Hồng
ThS. Lương Duy Quang
ThS. Huỳnh Đặng Bích Vy
Ngôn ngữ
ThS. Lê Thị Kim Dung
TS. Vũ Việt Hằng
Untitled 1