Skip Ribbon Commands
Skip to main content
LIÊN KẾT WEBSITE
Nội dung

Cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình Việt nam dựa trên Phân loại Quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và sức khỏe năm 2006 cho biết con số người khuyết tật là 15,3%. Đa số người khuyết tật sống ở nông thôn với cơ sở hạ tầng, điều kiện sống, phương tiện sinh hoạt chuyên dùng còn nhiều thiếu thốn. Rất người khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và giao tiếp với cộng đồng, nhất là tìm kiếm việc làm để có thu nhập nuôi sống bản thân.

Tài liệu Công tác xã hội với Người Khuyết tật cung cấp một hệ thống kiến thức và những kỹ năng cơ bản nhằm chuẩn bị cho học viên công tác xã hội giao tiếp, làm việc với người khuyết tật và các chuyên viên trong lãnh vực khác để cùng nhau giải quyết các vấn đề khó khăn người khuyết tật gặp phải.

Tài liệu này bao gồm các nội dung sau:

Chương 1: Tổng quan về người khuyết tật

1.1.   Các khái niệm có liên quan đến người khuyết tật

1.2.   Các tiêu chí phân loại người khuyết tật

1.3. Nguyên nhân – hậu quả của khuyết tật

1.4. Số liệu và thực trạng đời sống người khuyết tật

Chương 2: Cơ sở pháp lý và các tổ chức bảo vệ người khuyết tật

2.1 Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật

2.2. Luật Người khuyết tật Việt Nam 2010

2.3. Các chế độ, chính sách và quy định về người khuyết tật

2.4. Các tổ chức người khuyết tật trên thế giới

2.5. Các tổ chức người khuyết tật tại Việt Nam

Chương 3: Giao tiếp với người khuyết tật

3.1. Những vấn đề chung trong giao tiếp với người khuyết tật

3.2. Kỹ năng giao tiếp với các dạng khuyết tật khác nhau

Chương 4: Công tác xã hội trong lãnh vực khuyết tật

4.1. Nhu cầu của người khuyết tật

4.2. Những rào cản, vấn đề tiếp cận và tạo điều kiện thích hợp cho người khuyết tật

4.3. Các mô hình can thiệp/ hỗ trợ

4.4. Công tác xã hội trong lãnh vực khuyết tật – những điều căn bản

4.5. Công tác giáo dục và dạy nghề

4.6. Công tác chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng thể chất

4.7. Công tác phục hồi chức năng xã hội

4.8. Công tác biện hộ

4.9. Công tác hỗ trợ gia đình có người khuyết tật

4.8. Vai trò của nhân viên xã hội