Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Chức năng - Nhiệm vụ

Phòng Thanh tra - Pháp chế là tổ chức thanh tra nội bộ, chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Hiệu trưởng, đồng thời chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ công tác của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phòng Thanh tra - Pháp chế có chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 398/QĐ-ĐHM ngày 24/02/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở TP.HCM

1. Chức năng:

Phòng Thanh tra - Pháp chế là đơn vị chức năng thuộc Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Trường) có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật trong Trường; tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đảm bảo cho Trường hoạt động tuân theo pháp luật và các công tác khác theo phân công của Hiệu trưởng.

2. Nhiệm vụ:

  • Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra năm học được Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện.
  • Thanh tra, kiểm tra việc xây dựng hoàn thiện các văn bản tạo hành lang pháp lý cho tổ chức hoạt động của Trường; kiểm tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục đại học trong Trường.
  • Thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế làm việc và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng; việc quản lý tài chính, tài sản, khoa học công nghệ và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo.
  • Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của các đơn vị, tổ chức và cá nhân thuộc Trường.
  • Thanh tra việc thực hiện quy định về giảng dạy của giảng viên (giờ giấc lên lớp, học tập, thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học). Kiểm tra chế độ làm việc của viên chức, người lao động tại các đơn vị trong Trường.
  • Thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, đánh giá năng lực, thi kết thúc môn học và các kỳ thi khác của các hình thức đào tạo của Trường.
  • Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục đại học.
  • Tư vấn về vấn đề pháp lý trong các hoạt động, công tác của Trường.
  • Góp ý cho dự thảo quy chế, quy định, các văn bản do các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Trường gửi lấy ý kiến.
  • Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nội quy, quy chế cho viên chức, người lao động và người học.
  • Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
  • Xây dựng, triển khai kế hoạch, chương trình phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong Trường theo quy định của pháp luật.
  • Tiếp công dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.   

 

NGUYÊN TẮC, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG THANH TRA - PHÁP CHẾ

1. Nguyên tắc hoạt động:

a) Hoạt động của Phòng Thanh tra - Pháp chế tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của trường và đơn vị có liên quan.

b) Hoạt động của Phòng Thanh tra - Pháp chế lấy việc phòng ngừa là chính, chủ động phát hiện và đề xuất xử lý đúng pháp luật các hành vi vi phạm.

2. Hình thức hoạt động của phòng thanh tra - pháp chế:

a) Giám sát là hoạt động chủ yếu và thường xuyên của Phòng Thanh tra - Pháp chế.

b) Hoạt động kiểm tra được thực hiện theo chương trình, kế hoạch thanh tra năm học được Hiệu trưởng duyệt theo kế hoạch hoạt động chung của Trường. Khi thực hiện kiểm tra, người phụ trách kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra. Đối tượng (cá nhân, đơn vị) được kiểm tra phải ký tên vào biên bản.

c) Hoạt động thanh tra đột xuất được tiến hành khi Phòng Thanh tra - Pháp chế phát hiện cá nhân, đơn vị có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được Hiệu trưởng giao.

Tùy theo tính chất vụ việc nếu xét thấy cần thiết Phòng Thanh tra - Pháp chế xin ý kiến Hiệu trưởng thành lập Đoàn Thanh tra để thẩm tra vụ việc có khiếu nại, tố cáo nhằm phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại tố cáo nhanh chóng và chính xác.

Khi tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:

  • Xuất trình Quyết định thanh tra của Hiệu trưởng; yêu cầu lãnh đạo của đơn vị cung cấp thông tin, tài liệu báo cáo, giải trình bằng văn bản những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.
  • Lập biên bản thanh tra, kiểm tra
  • Báo cáo với Hiệu trưởng về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó
  • Công bố kết luận thanh tra, báo cáo kết quả kiểm tra.


Chức năng nhiệm vụ của Phòng Thanh Tra Pháp Chế năm 2022