Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Chương trình “Nhân vật và Sự kiện” Chủ đề: “GIẢI PHÓNG SÀI GÒN – THỜI KHẮC LỊCH SỬ”
Tin tức
Chương trình “Nhân vật và Sự kiện” Chủ đề: “GIẢI PHÓNG SÀI GÒN – THỜI KHẮC LỊCH SỬ”
Khách mời: Thiếu tướng NGUYỄN NGỌC DOANH và Nhà lý luận phê bình Điện ảnh THÚY NGA

Nhân dịp kỷ niệm 41 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2016), tham gia góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử đất nước cho khán giả trẻ, nhất là học sinh – sinh viên, Trường Đại học Mở Thành Phố  Hồ Chí Minh phối hợp với Nhà Văn hóa Điện ảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình “Nhận vật và Sự kiện” với chủ đề “Giải phóng Sài Gòn – Thời khắc lịch sử” và giới thiệu tác phẩm điện ảnh “Giải phóng Sài Gòn”. Chương trình đã được tổ chức vào lúc 18h00 ngày 20/04/2016, tại hội trường A, cơ sở số 97 Võ Văn Tần, Quận 3, đã thu hút gần 500 Đoàn viên, thanh niên và sinh viên của trường đến tham dự.

Khách mời là Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh và Nhà lý luận phê bình Điện ảnh – Nhà báo Thúy Nga. Đến tham dự chương trình còn có Đ/c Trần Ngọc Tuấn – Phó Ban kiểm tra Thành Đoàn, Phó Chủ nhiệm UBKT Thành Đoàn, Đài Tiếng nói Nhân dân Tp.HCM, Truyền hình Thanh niên.

Đầu buổi giao lưu, các bạn Đoàn viên, sinh viên đã được xem 05 trích đoạn phim về chủ đề chiến thắng mùa xuân năm 1975 gồm: “Cô Nhíp”, “Chiến thắng lịch sử xuân 1975”, “Cầu Rạch Chiếc”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Thành phố lúc rạng đông”.

Trong buổi giao lưu, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh đã chia sẻ những ký ức hào hùng của cả dân tộc trong những ngày của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử; những trận đánh dữ dội và những chiến thắng oanh liệt của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975.

Thiếu tướng Doanh nhắn nhủ với các bạn Đoàn viên, sinh viên: “Hãy trân trọng những giá trị tốt đẹp của truyền thống anh hùng của dân tộc, để từ đó, vững bước trên con đường tương lai, học tập giỏi, lễ phép, làm người công dân tốt của đất nước”.

Nhà báo Thúy Nga đã chia sẻ về những khó khăn của việc làm phim chủ đề chiến tranh ở Việt Nam. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của ngành điện ảnh, những tác phẩm có giá trị cũng đã được đầu tư rất lớn, cả về vật chất lẫn con người với sự tôn trọng lịch sử trong từng tác phẩm. Bộ phim điện ảnh “Giải phóng Sài Gòn”được đầu tư khá lớn (12,5 tỷ đồng) và phải mất 13 năm kể từ ngày được duyệt kịch bản (1992) bộ phim mới hoàn thành và công chiếu (2005). Phim nhận được sự hỗ trợ rất lớn của Bộ Quốc Phòng như xe tăng, pháo, súng, .... Vì vậy, bộ phim “Giải phóng Sài Gòn” đã tái hiện được những cảnh chiến đấu hào hùng, khốc liệt trong quá trình tổng tiến công 55 ngày đêm giải phóng miền Nam, mở đầu bằng cuộc tiến công Buôn Ma Thuột.

Các bạn Đoàn viên, sinh viên cũng đặt nhiều câu hỏi giao lưu với các khách mời, tạo nên không khí sôi nổi, gần gũi và có thêm thông tin về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Cuối chương trình, các bạn sinh viên được xem bộ phim “Giải phóng Sài Gòn”.

Một số hình ảnh của chương trình:

 

Sinh viên xem các trích đoạn phim tư liệu về chiến thắng 30/04/1975

 

Chương trình thu hút đông đảo Đoàn viên và sinh viên tham gia

 

 Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh chia sẻ về những kỷ niệm sâu sắc

về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

 

 Nhà báo Thúy Nga giới thiệu về những bộ phim hay về đề tài chiến tranh

 

 

 

Sinh viên đặt câu hỏi giao lưu với khách mời

 

 

 

Cô Tạ Thị Lan Anh – Trưởng phòng Công tác sinh viên trao kỷ niệm chương

của chương trình cho Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh và Nhà báo Thúy Nga

 

 

Các bạn Đoàn viên, sinh viên  xem phim “Giải phóng Sài Gòn”

 

 

CÁC TÀI NGUYÊN
Untitled 1
Thông tin nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE