Skip Ribbon Commands
Skip to main content
TCXD Đoàn
Tổ chức Đại hội chi đoàn nhiệm kỳ 2009 - 2010

Để tổ chức tốt Đại hội chi đoàn nhiệm kỳ 2009 - 2010, Ban Chấp hành các chi đoàn cần bám sát Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đặc biệt phải tuân thủ đúng thời gian nêu rõ trong mục VI. Hồ sơ phải nộp.

Trong quá trình tổ chức Đại hội, Ban Chấp hành các chi đoàn thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

            1. Hồ sơ Đại hội

            Trước khi tiến hành Đại hội, nhất thiết phải chuẩn bị bằng văn bản:

-    Báo cáo tổng kết Công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2008 - 2009; Phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2009 - 2010 (bám vào chương trình năm học 2009 - 2010 của toàn trường).

-    Báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2008 - 2009.

-    Chương trình Đại hội.

-    Diễn văn khai mạc, bế mạc Đại hội.

-    Mẫu biên bản bầu cử Ban Chấp hành chi đoàn.

-    Phiếu bầu.

-    Dự thảo Nghị quyết Đại hội.

            2. Duyệt Đại hội

            a. Thời gian:   Đại hội các chi đoàn phải được BTV Đoàn khoa duyệt nội dung trước khi tổ chức Đại hội ít nhất là 3 ngày.

            b. Thành phần: Dự duyệt Đại hội chi đoàn bao gồm: Đại diện Ban Thường vụ Đoàn khoa, Ban Chấp hành chi đoàn, đại diện BCN, cấp uỷ khoa. Mời trợ lý Sinh viên, giáo viên phụ trách lớp (nếu có). Để tiết kiệm thời gian, các Đoàn khoa nên lên lịch duyệt và tổ chức đại hội cho các chi đoàn.

            c. Nội dung cần phải duyệt:

-    Báo cáo tổng kết Công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2008 - 2009; Phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2009 - 2010.

-    Báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2008 - 2009.

-    Chương trình Đại hội.

-    Nhân sự cho nhiệm kỳ mới (dự kiến cơ cấu, số lượng BCH, dự kiến các chức danh BT, PBT). Theo Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn, BCH các chi đoàn có số lượng từ 3 - 5 uỷ viên.

     II. CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI

            (Tập trung đại biểu, ổn định tổ chức, văn nghệ).

-    Chào cờ, hát quốc ca, Đoàn ca, tưởng niệm.

-    Tuyên bố lý do, khai mạc ĐH, giới thiệu đại biểu.

-    Bầu Đoàn Chủ tịch (biểu quyết), Đoàn Chủ tịch giới thiệu các thư ký của ĐH (biểu quyết).

-    Đoàn Chủ tịch công bố chương trình và thời gian làm việc (biểu quyết).

-    Trình bày báo cáo tổng kết, phương hướng nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên; báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành.

-    Báo cáo tình hình đại biểu dự ĐH.

-    Đại hội thảo luận về báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ.

-    Làm công tác thi đua khen thưởng (nếu có).

-    Đoàn Chủ tịch công bố BCH cũ hết nhiệm kỳ và tuyên bố ĐH bầu BCH của nhiệm kỳ mới. Tiếp đó, Đoàn Chủ tịch trình bày yêu cầu, cơ cấu, tiêu chuẩn, số lượng uỷ viên BCH mới (biểu quyết). ĐH thảo luận và ứng cử, đề cử người vào BCH mới.

-    Đoàn Chủ tịch trả lời, giải thích những ý kiến của đại biểu, quyết định cho rút tên hoặc không cho rút tên khỏi danh sách bầu cử và điểu khiển ĐH biểu quyết thông qua danh sách bầu cử.

-    Bầu Ban Bầu cử (biểu quyết,).

-    Ban Bầu cử điều khiển ĐH bỏ phiếu, kiểm phiếu và công bố kết quả.

-    Đoàn Chủ tịch mời Ban Chấp hành mới ra mắt, nhận nhiệm vụ.

-    Thông qua Nghị quyết của ĐH.

-    Tổng kết, bế mạc ĐH (có chào cờ, không hát quốc ca).

     III. BẦU CỬ

            Để việc bầu cử diễn ra đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và đạt kết quả tốt nhất, yêu cầu phải tuân theo đầy đủ các bước sau đây:

            A. BẦU BAN CHẤP HÀNH

            1. Đoàn Chủ tịch trình bày với ĐH đề án xây dựng BCH mới (đề án này đã được cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên góp ý kiến). Trong đề án cần nêu rõ yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn, dự kiến số lượng, cơ cấu của BCH.

            2. Đại hội thảo luận và biểu quyết về số lượng, cơ cấu của BCH khoá mới (biểu quyết).

            3. Ứng cử.

            4. Đề cử. Trong phần đề cử, Đoàn Chủ tịch phải xin ý kiến của ĐH (biểu quyết) để chọn một trong hai phương án sau:

-    Phương án 1: BCH cũ giới thiệu danh sách BCH mới theo đúng số lượng, cơ cấu mà ĐH vừa thông qua.

-    Phương án 2: Đề cử trực tiếp tại ĐH.

            Nếu ĐH chọn phương án 1, thì BCH cũ chỉ giới thiệu đúng số lượng uỷ viên cần bầu (không giới thiệu vượt quá số lượng uỷ viên cần bầu).

            5. ĐH thảo luận về danh sách ứng cử, đề cử, có thể thêm, bớt theo phát biểu và giới thiệu của các đại biểu dự ĐH.

            6. Biểu quyết (bằng giơ tay) để chốt danh sách bầu cử.

            7. Bầu Ban Bầu cử: (Danh sách Ban bầu cử không được nằm trong Đoàn chủ tịch hay Đoàn thư ký)

-    Phương án 1: Đoàn Chủ tịch giới thiệu Ban Bầu cử, xin ý kiến ĐH và biểu quyết bằng giơ tay.

-    Phương án 2: Đề cử trực tiếp tại ĐH.

            8. Ban Bầu cử lên làm việc với trình tự như sau:

-    Trưởng Ban Bầu cử phát biểu.

-    Trưởng Ban Bầu cử công bố thể lệ bầu cử, nhấn mạnh các trường hợp phiếu không hợp lệ.

-    Phát phiếu bầu.

-    Thu phiếu.

-    Đếm số lượng phiếu thu được so với phiếu phát ra và thông báo trước cho ĐH.

-    Kiểm phiếu.

-    Lập biên bản kiểm phiếu.

-    Báo cáo với Đoàn Chủ tịch đã kiểm phiếu xong và xin công bố kết quả.

            9. Đoàn Chủ tịch mời BCH mới ra mắt, nhận nhiệm vụ .

           

            B. PHIẾU BẦU

            1. Phiếu do Đại hội phát hành, được in hoặc viết tay sẵn danh sách bầu cử do đại hội đã thông qua sắp xếp tên theo vần chữ cái A,B,C... Nếu số lượng người trong danh sách bầu cử bằng với số lượng người được bầu thì phải sử dụng phiếu bầu có cột "đồng ý" và "không đồng ý".

            Nếu trong danh sách bầu cử có nhiều người trùng cả họ và tên thì được phép chú thích chức danh hoặc tên cơ quan công tác, đơn vị học tập hoặc cư trú của những người đó tại thời điểm tiến hành bầu cử.

            2. Phiếu bầu không hợp lệ là:

            · Phiếu không do Đại hội phát hành.

            · Phiếu bầu thừa so với số lượng đã được đại hội quyết định.

            · Phiếu không bầu ai (trừ trường hợp danh sách bầu có 1 người).

            · Phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử được đại hội thông qua.

            · Phiếu có ký hiệu riêng.

            3. Phiếu bầu thiếu so với số lượng đã được đại hội quyết định vẫn hợp lệ.

            C. VIỆC BẦU TRỰC TIẾP BÍ THƯ TẠI ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN

            Việc bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội áp dụng với những chi đoàn được xếp loại chất lượng đạt từ khá trở lên (nếu được đại hội đồng ý). Tiến hành bầu theo một trong các cách sau đây:

-    Đại hội bầu BCH, sau đó bầu Bí thư trong số các uỷ viên BCH.

-    Đại hội bầu Bí thư sau đó bầu số uỷ viên BCH còn lại, Phó Bí thư do BCH bầu.

     IV. HỒ SƠ PHẢI NỘP CHO ĐOÀN KHOA SAU ĐẠI HỘI

            1. Một bản báo cáo toàn văn của Đại hội sau khi đã sửa chữa.

            2. Nghị quyết Đại hội.

            3. Biên bản Đại hội (có chữ ký của thư ký và đại diện Đoàn Chủ tịch)

            4. Biên bản bầu cử BCH mới.

            5. Biên bản bầu Bí thư.

            6. Biên bản bầu Phó Bí thư.

            7. Danh sách trích ngang BCH mới (TT, Họ và tên, Năm sinh, Đơn vị, Chức vụ trong BCH) có chữ ký của người thay mặt Đoàn Chủ tịch.

            8. Biên bản bàn giao giữa Ban Chấp hành cũ và Ban Chấp hành mới.

            9. Công văn đề nghị công nhận kết quả Đại hội.

            Tất cả hồ sơ trên đóng thành tập, gửi về Đoàn khoa trong vòng 3 ngày sau khi tổ chức Đại hội.


MẪU CÓ TRONG MỤC VĂN BẢN TRÊN WEBSITE NÀY !

Untitled 1
THÔNG BÁO NHANH
  • Triển khai hệ thống Hành chính nội bộ
    Từ ngày 01/10/2014 tất cả các Văn bản triển khai của Đoàn - Hội sẽ được chuyển về hệ thống hành chính nội bộ của Đoàn trường và HSV trường. Mục Văn bản trên website là các biểu mẫu phục vụ công tác.
  • THÔNG TIN RÚT SỔ ĐOÀN VIÊN
    Ban tổ chức Đoàn trường thông tin đến các bạn Đoàn viên - sinh viên hệ Đại học khóa 2011  nhanh chóng liên hệ văn phòng Đoàn trường P106 - cơ sở 97 Võ Văn Tần ( trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6) để làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn và rút sổ Đoàn từ hôm nay đến hết 30/12/2016.
    Trân trọng!
  • Mời bạn đến nhận thư
    Hiện nay thư của tất cả các bạn sinh viên trường nếu để địa chỉ là 97 Võ Văn Tần. Đều được chuyển về P.106 tại lầu 01. Các bạn chú ý đến nhận thư nhé !
    
LIÊN KẾT VÀ QUẢNG BÁ