Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Các ấn phẩm công bố

CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂM KINH TẾ VIỆT NAM QUA CÁC CHỈ SỐ

Chương trình “Tìm hiểu kinh tế Việt Nam qua các chỉ số” tính toán nhiều “serie” chỉ số phân tích kinh tế, xã hội, môi trường … từ nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau. Mục tiêu của nó nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu kết quả đầu tiên, chi tiết và cụ thể trong từng lĩnh vực được tính toán, làm bàn đạp và gợi mở những vấn đề để các nhà nghiên cứu đi xa hơn. Ví dụ: chỉ số tập trung sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn quốc, chỉ số hiệu ứng giá lượng trong xuất khẩu gạo, phân giải hệ số bất bình đẳng thu nhập giữa các tỉnh thành, phân giải hệ số co giản hiệu ứng của tăng trưởng lên giảm nghèo, … Chương trình này khởi động đã gần hai năm tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển, đến nay nhóm nghiên cứu đã thực hiện được 16 chỉ số. Sau khi hoàn tất cả các chỉ số này tập hợp lại sẽ tạo thành một bức tranh hiện trạng kinh tế Việt Nam rõ nét

______________________________________________________

DANH SÁCH CÁC CHỈ SỐ ĐÃ CÔNG BỐ

Chỉ số A1: Mức độ Tập trung Đầu tư Ngành của Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010

Chỉ số A2: Sản xuất Công nghiệp ở Việt Nam: Đánh giá Mức độ Tập trung và Biến đổi Cơ cấu ngành giai đoạn 1996-2010

Giới thiệu: Việt Nam đang trên tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó công nghiệp giữ vai trò trọng tâm. Việc đánh giá mức độ tập trung ngành và làm rõ nét sự chuyển biến của cơ cấu công nghiệp theo thời gian là điều cần thiết vì nó cho phép chúng ta nhận định rõ ràng hiện trạng cũng như tiềm năng hay hạn chế của tiến trình phát triển công nghiệp quốc gia. Vậy sản xuất công nghiệp (phân theo ngành) của Việt Nam giai đoạn 1996-2010 có cơ cấu ra sao: tập trung hay đa dạng? Cơ cấu biến chuyển như thế nào?... 

Kết luận: Trong giai đoạn 1996 – 2010, sản xuất công nghiệp của Việt Nam có khuynh hướng dàn trải hơn là tập trung, hầu hết các ngành đều phát triển gần như cùng thời điểm. Quan sát tỷ trọng đóng góp của các ngành suốt 15 năm cho tổng sản lượng công nghiệp theo từng phân khúc không cho thấy sự thay đổi ngoạn mục về mặt cấu trúc của nền công nghiệp...

Download tài liệu

Chỉ số A3: Tập trung Công nghiệp ở Việt Nam trên Đại bàn Toàn quốc giai đoạn 1996-2010  

Giới thiệu: Việt Nam đang trên tiến trình chuyển đổi từ một nước nông nghiệp sang công nghiệp. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đầu năm 2011 tiếp tục khẳng định mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam “cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Việc xem xét mức độ tập trung sản xuất công nghiệp sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn đặc điểm của quá trình công nghiệp hóa ở các địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung trong suốt 15 năm qua, từ 1996 đến 2010. 

Kết luận: Kết quả tính toán chỉ số HHI cho thấy trong suốt 15 năm phát triển từ 1996 đến 2010, mức độ tập trung sản xuất công nghiệp ở Việt Nam có xu hướng giảm dần một cách rõ rệt. Kết quả này cho thấy tiến trình công nghiệp hóa trong 15 năm qua tương đối năng động và dàn trải trên khắp địa bàn cả nước

Download tài liệu

 







Trích dẫn
  • Thomas A. Edison
    "Tôi chưa từng thất bại, tôi chỉ tìm thấy 10 000 lần không thành công"
  • Adam Smith
    "Khoa học là liều thuốc giải vô cùng hữu hiệu cho sự nhiệt tình và mê tính"
  • Thomas A. Edison
    “Tôi sẽ không đầu tư vào những thứ không thể bán bởi lẽ doanh thu là minh chứng cho sự thỏa dụng, và sự thỏa dụng là chìa khóa để thành công”
  • Thomas A. Edison
    "Thiên tài là 1 % đam mê và 99% là rèn luyện"
  • Victor Hugo
    "Một địa ngục thông minh còn hơn là một thiên đường ngu ngốc"