Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thông báo
Mời tham dự chuỗi seminar "Hiện tượng xâm nhập mặn và giải pháp ứng phó"

CHUỖI SEMINAR HIỆN TƯỢNG XÂM NHẬP MẶN VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ 


Năm 2016 được ghi nhận là một năm hạn hán, xâm nhập mặn đặc biệt nghiêm trọng và gây thiệt hai nhất trong vòng 100 năm trở lại đây ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Báo cáo về tình hình hạn mặn, xâm nhập mặn trong thời gian vừa qua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy ở khu vực ĐBSCL xâm nhập mặn đã xuất hiện ở mức độ cao hơn mức độ trung bình hằng năm và vào sâu trong đất liền 90 km, nặng hơn mọi năm – sâu hơn 10-20 km làm toàn vùng thiệt hại trên 208.000 ha lúa, trên 9.400 ha cây ăn quả. Nghiêm trọng hơn là hiện toàn vùng ĐBSCL có khoảng 225.800 hộ thiếu nước sinh hoạt. Đứng trước thiệt hại nặng nề đó, nhiều bài viết phân tích nguyên nhân và giải pháp đã được đưa ra, nhưng một bức tranh toàn diện vẫn còn là một vấn đề mang tính bỏ ngỏ. Vì vậy nhằm thông tin vấn đề một cách có hệ thống đến mọi người, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển tổ chức chuỗi seminar “Hiện tượng Xâm nhập mặn ở ĐBSCL và các giải pháp ứng phó” bao gồm 4 chuyên đề như sau: 

Chuyên đề 1: Vai trò của sông Mekong đối với Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc và vấn đề hợp tác khai thác sông Mekong

Diễn giả: PGS.TS Dương Hồng Thẩm, Trường đại học Mở Tp.HCM      

Thời gian: 18h00 ngày 05/08/2016

Địa điểm: P.118 Trường Đại học Mở Tp.HCM, số 97 Võ Văn Tần P.6 Q.3 Tp.HCM

______________________


Chuyên đề 2: Sự ô nhiễm các vi chất ô nhiễm hữu cơ (thuốc trừ sâu, kháng sinh, các chất kích thích tăng trưởng...) trên các lưu vực sông

Diễn giả: TS. Trần Thái Hà, Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở Tp.HCM.

Thời gian: 18h00 ngày 19/08/2016
Địa điểm: P.118 Trường Đại học Mở Tp.HCM, số 97 Võ Văn Tần P.6 Q.3 Tp.HCM

____________________

 Chuyên đề 3: Kỹ thuật xử lý nước nhiễm mặn trên thế giới và triển vọng áp dụng tại Việt Nam 

Diễn giả: Ths. Vũ Thụy Quang, Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở Tp.HCM 

Thời gian: 14h30 ngày 26/08/2016
Địa điểm: P.118 Trường Đại học Mở Tp.HCM, số 97 Võ Văn Tần P.6 Q.3 Tp.HCM

___________________

Chuyên đề 4: Tiếp cận các giải pháp chống hạn, mặn và lũ ở ĐBSCL 

Diễn giả: Ths. Nguyễn Thanh Lâm, Chủ tịch Cty VietEuro 
Thời gian: 18h00 ngày 26/08/2016

Địa điểm: P.118 Trường Đại học Mở Tp.HCM, số 97 Võ Văn Tần P.6 Q.3 Tp.HCM

Kính nhờ Quý Thầy, Cô, Anh, Chị chuyển thông tin này đến những người quan tâm. Rất cám ơn!

Mọi thắc mắc xin liên hệ anh Lương Duy Quang (Email:quang.ld@ou.edu.vn) hoặc chị Lê Phúc Loan (Email:loan.lp@ou.edu.vn)

Vui lòng đăng ký tham dự tại đây 

VÀI DÒNG VỀ CÁC DIỄN GIẢ


PGS.TS  Dương Hồng Thẩm là giảng viên cơ hữu của Khoa Xây Dựng và Điện Trường ĐH Mở TpHCM. Lãnh vực chuyên môn của TS Thẩm là Cơ học đất đá và Kỹ thuật Nền móng Công trình Xây dựng. Trước khi làm công tác giảng dạy, TS Thẩm là Nghiên cứu viên về Cơ học, kiểm nghiệm Chẩn đoán kỹ thuật và Rung động môi trường tại Viện Cơ học Ứng dụng (Trung tâm KHTN và CNQG nay là Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam). Ngoài chuyên môn kỹ thuật, TS Thẩm còn quan tâm về Biến đổi Khí hậu và ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến hạ tầng kỹ thuật, ổn định kinh tế những vấn đề thuộc lãnh vực Văn hóa xã hội và Môi trường. TS Dương Hồng Thẩm tốt nghiệp bằng Thạc sỹ kỹ thuật ngành Công trình trên nền đất yếu năm 1996 và Tiến sĩ kỹ thuật ngành Cơ học đất đá – Nền móng và Công Trình Ngầm tại trường Đại Học Bách Khoa (ĐHQG – HCM) năm 2002. Năm 2013, Tiến Sĩ Dương Hồng Thẩm được bổ nhiệm Phó Giáo Sư tại trường ĐH Mở TpHCM.
Ths. Nguyễn Thanh Lâm được Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn (số Xuân 2005) chọn là 1 trong 10 "doanh nhân của 30 năm" sau ngày đất nước hòa bình.  Với kinh nghiệm làm Trưởng đại diện đầu tiên tại Việt Nam của Toepfer International, tập đoàn lớn thứ 3 trên thế giới trong lãnh vực nông sản, và sự gắn bó với Đồng Bằng Sông cửu Long từ thập niên những năm 80, ông đã được mời tham gia Nhóm nghiên cứu giải pháp về biến đổi khí hậu của VCCI miền Tây Nam Bộ, và Chương trình nghiên cứu tổng thể Mekong Delta do chính phủ Hà Lan và tập đoàn Haskoning tài trợ. Ông tốt nghiệp đại học Koeln (Đức) và giảng dạy ở nhiều công ty nhờ ông cố vấn. Ông cũng là một nhà báo tự do, được nhiều bạn đọc biết đến qua cuốn sách "Biến đam mê thành nghề"  (Nxb Trẻ)
Ông Vũ Thụy Quang hiện là giảng viên Khoa Công Nghệ sinh học, chuyên ngành Môi trường và cộng tác viên với Trung tâm nghiên cứu phát triển thuộc trường Đại Học Mở Tp.HCM. Ông tốt nghiệp thạc sĩ năm 2007 tại ENSIP - Đại Học Poitiers – Cộng Hòa Pháp (Học Bổng AUF) và từng tham dự và báo cáo tại Hội thảo về Ngành nước EA Water tại Ấn Độ năm 2012. Ông đoạt giải thưởng III Phát minh xanh Sony 2006 với đề tài khoa học: “Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải trong chăn nuôi bằng thủy sinh thực vật – Rau dừa nước Jussiaea repens”. Ông đồng thời là tác giả của quyển sách xuất bản năm 2015: «Traitement de déchets d’élevage par la technique de Biogaz au Delta de Mékong – Vietnam » (tiếng Pháp). ISBN: 9783841636201. Có bán trên thế giới ở Amazon (Anh, Pháp, Mỹ, Canada,…), Morebooks (Đức và Singapore). 
Ông Trần Thái Hà tốt nghiệp kỹ sư công nghệ sinh học môi trường với bằng đỏ tại Liên bang Nga vào năm 2011. Năm 2015 ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành hóa học môi trường tại Đại học Poitiers, Công hòa Pháp. Luận văn tiến sĩ đươc hội đồng đánh giá cao và được xếp loại xuất sắc. Hiện nay ông Trần Thái Hà là giảng viên của khoa CNSH, Trường Đại học Mở Tp.HCM. Định hướng nghiên cứu chính tâp trung vào phát hiện sự có mặt của các chất hữu cơ dạng vết trong môi trường, cũng như nghiên cứu chuyên sâu về vòng đời, sự chuyển hóa của các chất này trong tự nhiên. Bên cạnh đó ông cũng nghiên cứu các quá trình công nghệ hiện đại, ứng dụng cho việc xử lý các ô nhiễm gây bởi chất hữu cơ nhân tạo nhằm tiến tới sự phát triển bền vững.

Trích dẫn
  • Thomas A. Edison
    "Tôi chưa từng thất bại, tôi chỉ tìm thấy 10 000 lần không thành công"
  • Adam Smith
    "Khoa học là liều thuốc giải vô cùng hữu hiệu cho sự nhiệt tình và mê tính"
  • Thomas A. Edison
    “Tôi sẽ không đầu tư vào những thứ không thể bán bởi lẽ doanh thu là minh chứng cho sự thỏa dụng, và sự thỏa dụng là chìa khóa để thành công”
  • Thomas A. Edison
    "Thiên tài là 1 % đam mê và 99% là rèn luyện"
  • Victor Hugo
    "Một địa ngục thông minh còn hơn là một thiên đường ngu ngốc"