Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thông báo
Mời tham dự seminar "Hiện tượng thu mua nông sản lạ của thương lái Trung Quốc ở một số tỉnh thành của Đồng Bằng Sông Cửu Long" ngày 03/11/2015

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển - Trường Đại học Mở Tp.HCM trân trọng kính mời Quý Thầy Cô và các Anh Chị đến tham dự buổi seminar học thuật với chủ đề:

 HIỆN TƯỢNG THU MUA NÔNG SẢN "LẠ" CỦA THƯƠNG LÁI TRUNG QUỐC Ở MỘT SỐ TỈNH THÀNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Người trình bày

         -TS. Lê Hồ Phong Linh, Trường đại học Mở Tp.HCM.

         -Chị Tống Hồng Lam, Trường đại học Mở Tp.HCM.                  

Thời gian: Thứ ba, ngày 03/11/2015, lúc 09g00

Địa điểm: P.118, lầu 1, Trường Đại học Mở, 97 Võ Văn Tần, Q.3, Tp.HCM.

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Để thuận tiện cho công tác tổ chức, Quý Thầy Cô, Anh Chị vui lòng xác nhận tham dự tại đây.

Mọi thắc mắc xin liên hệ anh Lương Duy Quang (Email: quang.ld@ou.edu.vn) hoặc chị Doãn Thị Thanh Thủy (Email: thuy.dtt@ou.edu.vn)

Kính nhờ Quý Thầy, Cô, Anh, Chị chuyển thông tin này đến những người quan tâm. Rất cám ơn!

___________________

NỘI DUNG TRÌNH BÀY & THẢO LUẬN 

Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời hai câu hỏi: Việc thu mua nông sản “lạ” của thương lái Trung Quốc tại đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì? Việc thu mua này ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân? Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận đa nhiều, phân tích vấn đề từ góc nhìn của các chủ thể liên quan: truyền thông, nông dân, thương lái, chính quyền địa phương và chuyên gia. Góc nhìn của từng chủ thể xoay quanh 5 trục: (i) Mức độ phổ biến và đặc điểm của hiện tượng; (ii) Cách thức thu mua; (iii) Chủ thể liên quan và vai trò của họ; (iv) Những lợi ích và tổn thất; (v) Khả năng tham gia trong tương lai. Kết quả cho thấy có sự khác biệt trong nhận định của các chủ thể. Một sản phẩm “lạ” với chúng ta nhưng có thể không lạ với người khác. Việc thương lái thu mua các nông sản “lạ” với giá cao là yếu tố tích cực giúp người nông dân có thêm nguồn thu thay vì phải bán với giá thấp hay bỏ đi như trước đây. Tuy nhiên, cần có kế hoạch nghiên cứu vấn đề một cách khoa học để có thể nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu hàng nông sản.




Trích dẫn
  • Thomas A. Edison
    "Tôi chưa từng thất bại, tôi chỉ tìm thấy 10 000 lần không thành công"
  • Adam Smith
    "Khoa học là liều thuốc giải vô cùng hữu hiệu cho sự nhiệt tình và mê tính"
  • Thomas A. Edison
    “Tôi sẽ không đầu tư vào những thứ không thể bán bởi lẽ doanh thu là minh chứng cho sự thỏa dụng, và sự thỏa dụng là chìa khóa để thành công”
  • Thomas A. Edison
    "Thiên tài là 1 % đam mê và 99% là rèn luyện"
  • Victor Hugo
    "Một địa ngục thông minh còn hơn là một thiên đường ngu ngốc"