Mời tham dự xem phim và thảo luận "Tôi tiêu thụ, vậy tôi tồn tại: Hãy sống, làm giàu, mua sắm" ngày 25/09/2015
22/09/2015
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển, trường Đại học Mở Tp.HCM trân trọng kính mời Quý Thầy Cô và các bạn sinh viên đến tham dự buổi xem phim và thảo luận bộ phim thứ 3 trong loạt phim Trăng trưởng với chủ đề:
"TÔI TIÊU THỤ, VẬY TÔI TỒN TẠI:
HÃY SỐNG, LÀM GIÀU, MUA SẮM!"
(Phóng sự được chiếu đài truyền hình Arté Pháp – Đức vào ngày 29/06/2010)
Thời gian: Thứ sáu, ngày 25/09/2015, lúc 14g00
Địa điểm: Hội trường B (P.601 cũ), Trường đại học Mở Tp.HCM, số 97 Võ Văn Tần P6 Q3.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt.
Thành phần tham gia thảo luận: Giảng viên các khoa của Trường đại học Mở Tp.HCM và khách mời xem phim
Kính nhờ Quý Thầy, Cô, Anh, Chị chuyển thông tin này đến những người quan tâm. Rất cám ơn!
Mọi thắc mắc xin liên hệ anh Lương Duy Quang qua email quang.ld@ou.edu.vn
Để thuận tiện cho công tác tổ chức, Quý Thầy Cô, Anh Chị vui lòng xác nhận tham dự tại đây.
__________________
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
13g45-14g00: Đón khách
14g00-15g00: Xem phim "Tôi tiêu thụ, vậy tôi tồn tại: Hãy sống, làm giàu, mua sắm!"
15g00-16g00: Thảo luận với giảng viên các khoa của Trường Đại học Mở TpHCM và khách mời xem phim.
_____________________________
NỘI DUNG PHIM
Vào năm 1960, kinh tế
gia người Mỹ Walt Whitman Rostow đã xuất bản quyển The Stages
of Economic Growth, trong đó Xã hội tiêu thụ (được thể hiện bằng
« high mass consumption ») là đỉnh cao, là đích đến. Quyển
sách đã có ảnh hưởng lớn trong giới chính trị ở Hoa Kỳ cùng thời điểm và vẫn
còn nằm trong chương trình giảng dạy của ngành kinh tế phát triển tại nhiều
nơi. Ngày nay, sau hơn nửa thế kỷ, nhiều quốc gia trên thế giới đã bước vào Xã
hội tiêu thụ. Vậy trên thực tế, « đỉnh cao » của các bước tăng trưởng
ấy có « hình thù » ra sao ? Thước phim này là một tự
vấn, một phản biện về xã hội tiêu thụ của Mỹ, do Gene Brockhoff (Mỹ) thực hiện.
Phim mổ xẻ hành vi tiêu dùng dưới nhiều góc cạnh : marketing trong
việc khai thác phức cảm của con người, tâm lý con người trong
cuộc tìm kiếm sự thõa mãn cá nhân vô giới hạn qua của cải vật chất, môi
trường, thể chế và tổ chức xã hội qua sự lập khuôn sinh
hoạt của người tiêu dùng. Xem phim, khán giả sẽ ghi nhận rằng không chỉ
ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi sinh, mà xa và sâu hơn, một xã hội
hướng tới tiêu thụ tự nó là một lực cản nội tại làm thui chột tài sản phi vật
chất vô cùng quý báu của Nhân loại : Dân chủ.