Trung
tâm Nghiên cứu Phát triển và Khoa Kinh tế và Luật trường đại học Mở Tp.HCM trân trọng kính mời
quý thầy cô, học viên cao học và các bạn sinh viên đến tham dự buổi trao
đổi học thuật với chủ đề:
"Diễm xưa": Cuộc sống thiếu điện ở Việt Nam những năm 1980
Người trình bày: GS. Michiko Yoshii Trường đại học Mie (Nhật)
Thời gian: Thứ năm ngày 27/02/2014, lúc 09g00
Địa điểm : Phòng 412, lầu 4, Trường Đại
học Mở, 97 Võ Văn Tần, Quận 3, Tp.HCM.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Tài liệu tham khảo
Quý anh/chị vui lòng xác nhận tham dự tại đây hoặc email cho anh Lương Duy Quang qua địa chỉ quang_0013000@yahoo.com
Xin
quí thầy/cô và anh/chị
chuyển thông tin này rộng rãi đến những người có quan tâm. Rất cám ơn.
__________________________________
ĐÔI DÒNG VỀ DIỄN GIẢ
Michiko Yoshii là giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục quốc tế thuộc Đại học Mie – Nhật Bản. Giáo sư Michiko Yoshii nghiên cứu chuyên sâu về văn học, ngôn ngữ và tổ chức xã hội dân sự. Cuộc sống và hoạt động nghiên cứu của bà đều rất gắn bó với Việt Nam. Bà là một trong những người nước ngoài đầu tiên bảo vệ Thạc sĩ Văn chương về nhạc Trịnh Công Sơn tại Đại học Paris VII. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn trong xã hội Việt Nam để viết luận án cao học, bà đã sống ở nhà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để thu thập tư liệu. Sau đó, bà trở thành bạn thân của nhạc sĩ và có công lớn trong việc đưa âm nhạc Trịnh Công Sơn đến với công chúng Nhật Bản. Bà nói được 6 thứ tiếng (Nhật, Pháp, Việt, Anh, Italy, Trung) và từng thể hiện nhiều bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bằng cả tiếng Việt và tiếng Nhật. GS. Michiko Yoshii đã lấy học vị tiến sĩ với đề tài "Xã hội dân sự tại Việt Nam", hình thành từ những trăn trở trong quá trình làm bạn với trẻ đường phố tại Việt Nam.
Từ năm 1993, giáo sư Michiko Yoshii bắt đầu sống và làm việc ở Việt Nam với tư cách là người đại diện cho một công ty Nhật đóng tại TP.HCM. Sau đó, bà gắn bó với Việt Nam qua việc quyên tiền, tài trợ, là đại diện tại Nhật cho chương trình “Bạn trẻ em đường phố”, và xây cầu tặng những làng quê nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy trở về Nhật Bản làm việc từ năm 2008, bà vẫn cùng chồng (là người Việt Nam) làm đại diện của nhóm Việt kiều tại Nhật quyên góp giúp đỡ trẻ em, người nghèo tại Việt Nam.
GS. Michiko đã từng đến với Đại học Mở qua buổi seminar với chủ đề "Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại Việt Nam- Hướng cải cách và kinh nghiệm từ Nhật Bản" được trình bày vào ngày 19/09/2013 vừa qua. Thông tin về nội dung buổi báo cáo vui lòng tham khảo tại địa chỉ:
http://www.ou.edu.vn/ncktxh/Pages/Tai-lieu-hoi-thao.aspx