1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân có phẩm chất chính trị, có tư cách đạo đức và sức khoẻ tốt, có trách nhiệm với xã hội, nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, những kiến thức cần thiết về kế toán, kiểm toán, và các lĩnh vực liên quan, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi ngày càng cao.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Kiến thức
Chương trình đào tạo trang bị các kiến thức nền tảng về kế toán, kiểm toán cùng với các lĩnh vực liên quan phục vụ cho nghề nghiệp như thuế, tài chính, quản trị và hệ thống thông tin kế toán.
1.2.2. Kỹ năng
Quá trình đào tạo tích hợp việc truyền đạt kiến thức với trang bị các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết bao gồm thu thập thông tin, tư duy phê phán, giải quyết vấn đề cũng như các kỹ năng tính toán, lập báo cáo và tuân thủ các quy định. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết cho phát triển bản thân và nghề nghiệp.
1.2.3. Thái độ
Sinh viên nhận thức và vận dụng đúng đắn các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, cư xử có trách nhiệm với xã hội.
CÔNG VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP:
- Kế toán tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
- Đồng thời có thể phát triển nghề nghiệp trong những loại hình tổ chức khác như kế toán tại các ngân hàng, các đơn vị hành chính sự nghiệp
- Kiểm toán viên độc lập tại các doanh nghiệp kiểm toán.
- Kế toán hoặc kiểm toán viên nội bộ tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
- Đồng thời có thể phát triển nghề nghiệp trong những loại hình tổ chức khác như kiểm toán nhà nước, bộ phận kiểm toán nội bộ tại ngân hàng, đơn vị hành chính sự nghiệp.
+ Trình độ ngoại ngữ và tin học
Sinh viên được trang bị kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và tin học cần thiết cho giao tiếp và thực hành nghề nghiệp trong môi trường làm việc hiện đại.
2. Chuẩn đầu ra
Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
2.1. Về kiến thức
2.1.1. Tri thức chuyên môn
Sinh viên đạt được những yêu cầu sau:
- Giải thích tác động của môi trường kinh tế, xã hội đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Phân tích tác động của cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp đến công việc kế toán.
- Giải thích cơ sở của các chính sách và phương pháp kế toán và phân tích các nhân tố chi phối sự lựa chọn.
- Giải thích nội dung và cơ sở của thông tin kế toán cần thiết cho việc ra quyết định quản lý và phân tích điều kiện áp dụng vào thực tiễn.
- Phân tích ảnh hưởng của các quy định về thuế đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như cách thức xử lý về kế toán.
- Giải thích các yếu tố của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp và phân tích điều kiện áp dụng vào thực tiễn.
- Phân tích đặc điểm của các loại hình tổ chức khác ảnh hưởng đến công việc kế toán.
- Giải thích các thông tin kế toán, bao gồm các thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị.
2.1.2 Năng lực nghề nghiệp:
- Thực hiện các công việc tác nghiệp trong từng phần hành cụ thể của kế toán bao gồm từ lập chứng từ, ghi sổ, tổng hợp báo cáo và phân tích dữ liệu.
-Trao đổi với nhân viên kiểm toán độc lập, cán bộ kiểm tra, thanh tra về sự phù hợp của các phương pháp kế toán cụ thể, các quy định về thuế có liên quan
- Tổ chức công việc kế toán trong một tổ chức ở những phần hành khác nhau.
- Thực hiện các công việc tác nghiệp trong một quy trình kiểm toán ở cấp độ cơ bản bao gồm việc thu thập và phân tích thông tin, đánh giá rủi ro, thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán, trình bày hồ sơ tài liệu kiểm toán.
- Trao đổi và tư vấn với nhân viên kế toán và cán bộ quản lý về sự phù hợp của các phương pháp kế toán cụ thể, các quy định về thuế cũng như các thủ tục kiểm soát.
- Thực hành tác nghiệp và tổ chức công việc kế toán trong một doanh nghiệp ở những phần hành khác nhau.
2.2. Về kỹ năng
2.2.1. Kỹ năng chuyên môn
Sinh viên có các kỹ năng sau:
- Tổ chức cung cấp thông tin bao gồm xác định nhu cầu thông tin, các chuẩn mực và quy định liên quan, ứng dụng công nghệ thông tin và trình bày thông tin dưới các dạng báo cáo thích hợp.
- Lập và giải thích các báo cáo kế toán.
- Phân tích và lập luận để đưa ra cách giải quyết các vấn đề chuyên môn khác.
2.2.2 Kỹ năng mềm
Sinh viên có các kỹ năng sau ở mức độ cơ bản:
- Các kỹ năng cá nhân bao gồm tự học hỏi, hoạch định tương lai, kiểm soát thời gian và cẩn trọng trong công việc.
- Các kỹ năng truyền thông và đối nhân bao gồm làm việc nhóm, lắng nghe, trình bày, thuyết phục và chấp nhận sự khác biệt.
- Các kỹ năng quản trị bao gồm xác định mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện công việc, động viên và giao việc.
- Năng lực sử dụng ngoại ngữ: Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán chất lượng cao có chuẩn đầu ra ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam hoặc TOEIC 650.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Người tốt nghiệp có năng lực tương đương trình độ A Tin học và sử dụng thành thạo các phần mềm nghiệp vụ trong phạm vi yêu cầu công việc của một kế toán viên.
2.3. Thái độ
Sinh viên có các nhận thức và thái độ như sau:
- Ý thức trách nhiệm và phục vụ xã hội, nghề nghiệp.
- Tôn trọng các nguyên tắc đạo đức chung và đạo đức nghề nghiệp.
2.4. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sau khi ra trường, sinh viên có khả năng tiếp tục học tập nâng cao trình độ thông qua:
- Các chương trình cấp chứng chỉ nghề nghiệp trong lĩnh vực Kế toán như Kế toán tổng hợp, Kế toán trưởng, Kế toán công chứng…
- Các chương trình sau đại học như thạc sĩ ngành Kế toán – Kiểm toán và các ngành gần như Tài chính- Ngân hàng, Quản trị kinh doanh.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
Chuyên ngành Kế toán: Áp dụng cho khóa 2011, 2012, 2013, 2014, 2015
Chuyên ngành Kiểm toán: Áp dụng cho khóa 2012, 2013, 2014, 2015
Các môn học giảng dạy bằng Tiếng Anh ngành Kế toán - Kiểm toán