TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:191 /KH-ĐTĐB
Tp.HCM, ngày 12 tháng 12 năm 2018
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
Triển khai sinh viên nghiên cứu khoa học cho sinh viên chương trình Chất lượng cao
Chương trình 1: Sinh viên chất lượng cao tham gia NCKH với chủ đề năm học 2018-2019 “Nghiên cứu khoa học đồng hành cùng tuổi trẻ”
1. Mục tiêu của hai chương trình
TT
Nội dung
Công việc cụ thể
1
Tập huấn, hướng dẫn viết đề cương
Tổ chức các buổi tập huấn cho các ngành
2
Đăng ký đề tài tham dự và thực hiện đề cương nghiên cứu
Sinh viên đăng ký tham gia NCKH và thực hiện đề cương nghiên cứu theo mẫu NC-SV-01 đính kèm và nộp về Văn phòng Khoa Đào tạo đặc biệt
3
Xét chọn đề cương cấp Khoa
Danh sách đề cương thực hiện NCKH NH 2017-2018 Khoa Đào tạo đặc biệt
4
Phân công GVHD
Tìm kiếm và liên lạc với giảng viên theo chuyên môn
5
Ban hành quyết định thực hiện đề tài
Rà soát và thực hiện theo quy trình
6
Thực hiện đề tài
Chủ nhiệm đề tài và thành viên thực hiện đề tài theo sự hướng dẫn của GVHD
7
Báo cáo tiến độ thực hiện
Chủ nhiệm đề tài gửi báo cáo tiến độ về cho Khoa
8
Hoàn tất đề tài
Sinh viên nộp 02 quyển đề tài và 1 bộ file mềm qua email nhu.nlq@ou.edu.vn (cách trình bày theo Mẫu NC-SV-04
9
Cấp kinh phí thực hiện
Xem xét và cấp định mức thực hiện
10
Hội đồng xét giải NCKH cấp khoa
Thành lập Hội đồng và đánh giá đề tài của sinh viên các ngành
11
Công bố giải thưởng cấp Khoa
Thông báo trên fanpage, website Khoa ĐTĐB
STT
Nội dung đánh giá
Điểm
Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý do chọn đề tài
Mục tiêu đề tài
15
Phương pháp nghiên cứu
35
Nội dung khoa học, cở sở lý thuyết
20
Hình thức trình bày báo cáo tổng kết
Điểm cộng thêm dành cho những đề tài nổi trội
Ghi chú:
- Về nội dung, nghiên cứu giúp sinh viên làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, xác định vấn đề cần nghiên cứu, từ đó có những đánh giá vá kết luận.
- Về hình thức, báo cáo tổng kết phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Bìa báo cáo;
a) Trang bìa chính (mẫu A).
b) Trang bìa phụ (mẫu B).
c) Thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài (mẫu C)
d) Thông tin về sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (mẫu D);
Mục lục;
Danh mục bảng biểu;
Danh mục những từ viết tắt (xếp theo thứ tự bảng chữ cái);
Mở đầu: Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài; lý do lựa chọn đề tài; mục tiêu đề tài; cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu và phân tích (bàn luận) kết quả: Trình bày thành các chương 1, 2, 3,...; nêu các kết quả nghiên cứu đạt được và đánh giá về các kết quả này.
Kết luận: Kết luận về các nội dung nghiên cứu đã thực hiện. Đánh giá những đóng góp mới của đề tài và khả năng ứng dụng của kết quả nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo là danh mục sách, báo, tài liệu các loại được sử dụng để tham khảo trong quá trình nghiên cứu. Cần sắp xếp các nguồn tài liệu và các sách xuất bản đã tham khảo để tiến hành đề tài, thông thường được trình bày theo thứ tự: họ và tên tác giả, nhan đề, các yếu tố về xuất bản. Các văn bản được xếp theo trình tự: văn bản pháp qui; sách, báo, tạp chí; bài viết của các tác giả...; trong mỗi loại được xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
Phụ lục (nếu có) bao gồm các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, bảng liệt kê các tư liệu... để minh họa cho báo cáo tổng kết đề tài.
P. Trưởng Khoa Đào tạo đặc biệt
(Đã ký)
Tô Thị Kim Hồng