Văn hóa ứng xử - Nghệ thuật tạo thiện cảm trong giao tiếp - Tạo thiện cảm trong giao tiếp, nhất là lúc sơ giao, là điều không phải ai cũng dễ dàng làm được. Nhỏ thôi, có khi đó là quần áo chúng ta mặc, khi đó là nụ cười, nhưng ta có thể nhận được bao điều tốt đẹp, hoặc có thể mất cả một hợp đồng làm ăn! Qua buổi trao đổi cùng ông Lê Hoàng Anh với chủ đề “ Văn hóa giao tiếp”, các bạn sinh viên năm cuối đã được học hỏi nhiều kiến thức bổ ích và có cơ hội phát triển kỹ năng này với sự dẫn dắt đầy cuốn hút của ông trong vài tiếng đồng hồ. Với kỹ năng văn hóa giao tiếp dường như không còn xa lạ với các bạn sinh viên nhưng phần lớn lại chưa thật sự ra sức trau dồi cho mình về cách thức giao tiếp – một kỹ năng quan trọng và cần thiết trong mọi lĩnh vực cuộc sống.
Mở đầu bằng câu nói đầy ẩn dụ và sâu sắc “bằng cấp không bằng bằng lòng” đã làm cháy lên sự hiếu kì và tập trung của các bạn sinh viên. Ông đã nhấn mạnh dù chúng ta có học thức tới đâu, bằng cấp cao như thế nào nếu như văn hóa giao tiếp ứng xử kém thì cũng chẳng tăng lên giá trị bản thân, mất đi thiện cảm trong mắt người dù là nhà tuyển dụng, đồng nghiệp hay cấp trên. Một cách ứng xử chuyên nghiệp và khéo léo lại là chìa khóa dẫn đến sự thành công dễ dàng hơn. Nếu biết cách truyền tải hình ảnh và thái độ chân thành của mình qua giao tiếp thì việc kiếm việc làm hay thăng chức cũng sẽ trơn tru hơn là sự hời hợi trong ứng xử. Dù chúng ta là ai, ở địa vị nào hay bằng cấp, học thức thề nào mà việc giao tiếp không tốt cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống. Đó chính là công cụ để mọi người trao đổi, gắn kết, thương lượng và hỗ trợ đạt nhiều mục tiêu trong cuộc sống và công việc. Một câu nói nhẹ nhàng, một điệu bộ chân thành cùng một thái độ nhiệt tình trong mọi tình huống dù lớn hay nhỏ thì ít nhất cũng đã giúp bạn lấy được cảm tình đối phương và việc đạt mục tiêu cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Trong công việc, dù bạn ở bất kì ngành nghề nào thì việc giao tiếp luôn quan trọng không thể thiếu. Chúng ta được lên lương, được sếp và đồng nghiệp yêu mến quan tâm, khách hàng hay đối tác sẽ quan tâm đến hợp đồng, dự án hay không thì phần lớn sẽ phụ thuộc vào cách ta hành động, làm việc và thái độ chúng ta. Muốn người khác quan tâm và có thiện cảm với mình thì bản thân chính ta phải mở lòng và truyền được sự thân thiện của mình. Dù chuyên môn, năng lực hay kỹ năng có cao như thế nào nhưng cách ứng xử lại kém thì sẽ mất điểm với người đối diện. Trong xã hội hiện nay, đặc biệt là trong việc làm thì mọi người có xu hướng quan tâm nhiều đến thái độ của người khác. Khi nhà tuyển dụng thấy được sự nhiệt huyết, tinh thần học và đam mê trong công việc qua biểu hiện của người xin việc thì người đó đã đi được nữa đoạn đường cho vị trí tuyển dụng của mình. Hay khi cấp trên thấy được sự tôn trọng và tinh thần tích cực trong công việc qua thái độ thì người nhân viên sẽ được sếp nhìn nhận khách quan hơn, đề bạt cho vị trí mới hay tăng lương. Ông Hoàng Anh đã chỉ rõ câu thần chú khi đi làm chính là “ Sếp luôn đúng, nếu sai hãy xem lại điều 1”. Điều này có cực đoan hay không. Đó chính là chìa khóa để nhận sự quan tâm và nhìn nhận tốt từ sếp. Nếu họ sai thì họ có muốn nhân viên mình chỉ trích, nói điểm sai của mình trước mặt họ hay trước công ty. Mà thay vào đó là thái độ tôn trọng, chấp nhận sai ngay khi bạn đúng, biết niềm nở thì họ sẽ đáp lại bạn bằng cái nhìn và sự quan tâm tích cực hơn.
Trong cuộc sống, với bạn bè và gia đình thì giao tiếp cũng quan trọng không kém. Ông đã đưa ra các cách giao tiếp cơ bản nhất để mọi người có thể duy trì mối quan hệ với bạn bè, vợ chồng hay gia đình mình. Hiểu tâm lý đối phương từ đó có cách ứng xử phù hợp sẽ làm họ hài lòng hơn và mối quan hệ sẽ ngày càng tốt đẹp. Biết cách lảng tránh xung đột hay nhường nhịn trong lời nói cũng sẽ giúp mình đạt nhiều thành công trong các mối quan hệ của mình. Những mẫu chuyện vui trong cuộc sống đã làm các bạn sinh viên thấy và học hỏi nhiều cách giao tiếp hơn cho mình.
Kết thúc buổi trao đổi, các bạn sinh viên đã hiều hơn và tu bổ cho mình nhiều bài học giá trị về cách giao tiếp ứng xử khéo léo hơn cho công việc và cuộc sống của mình.
Một vài hình ảnh của buổi báo cáo chuyên đề: