Các bạn sinh viên khóa 2011 đã sắp đến ngày chia tay với Đại học Mở để bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm và phát triển công việc cho riêng mình, nên khoa Đào tạo đặc biệt tổ chức các lớp kỹ năng mềm mong muốn cung cấp cho các bạn thêm hành trang để các bạn vững bước tương lai. Chiều 20/1 vừa qua, lớp Kinh doanh quốc tế và Marketing đã có buổi học về “Kỹ năng đàm phán và thương lượng hiệu quả” thật thú vị. Thầy Bùi Hữu Chương đã chia sẻ cho các bạn ngoài lý thuyết, còn có những tình huống thực tế, mà thực tế luôn quý giá đối với mỗi sinh viên chúng ta.
Việc tìm việc làm luôn là những trăn trở với nhưng bạn sinh viên năm cuối hay thậm chí việc tham dự phỏng vấn tuyển dụng làm bạn âu lo đến toát cả mồ hôi? Đàm phán không phải là một việc khó nhưng nó cũng không quá dễ dàng đối với sinh viên mới ra trường chưa có đủ kinh nghiệm. Điều đầu tiên cần hiểu đàm phán là gì “Đàm phán là một hoạt động gắn với mọi quan hệ giữa người với người mà hàng ngày chúng ta vẫn tiến hành và nhiều khi tiến hành một cách trực giác không kịp có thời gian suy nghĩ đến. Trong lĩnh vực quản lý đàm phán là một bộ phận không thể tách rời mang lại thành công hay thất bại cho bạn cũng như doanh nghiệp”
Nhưng khi đi phỏng vấn xin việc nhà tuyển dụng hay tạo ra những cái bẫy. Đó là tạo ra kẻ thù vô hình, làm cho ứng viên bị sụp bẫy mắc vào những vấn đề không liên quan đến mình. Điều tốt nhất để tránh đó là phải biết mình đang muốn cái gì, mình là ai, mình không phải là những người có kinh nghiệm 5-10 năm và không cần trả lời những câu hỏi không liên quan đến mình. Để làm tốt những điều trên thì cần phân biệt được đàm phán khác thuyết phục chỗ nào.Thuyết phục là khi mình đưa ra yêu cầu đối với nhà tuyển dụng họ đáp ứng mà không cần phải làm bất cứ điều gì còn đàm phán là khi mình dưa ra yêu cầu đối với nhà tuyển dụng họ đáp ứng nhưng đổi lại mình cũng phải đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Khi đàm phán lương thì nhất định không quên mình muốn gì. Trong Quy trình đàm phán giá, nói hay không nói hai từ có thể làm bạn mất hay được hàng trăm/nghìn USD. Vì vậy ngay khi nhà tuyển dụng đưa ra mức lương đầu tiên trong đàm phán, dừng vội đưa ra hai từ “OK”. Ngoài việc cân nhắc, tính toán giá trị đích thực của mình, bạn phải biết nghệ thuật lưỡng lự để hướng tới mức lương cao hơn từ ông chủ, trong giao tiếp ngập ngừng không được đánh giá tốt nhưng trong đàm phán lương thì ngập ngừng lại là một chiến lược phát huy tác dụng. Ngoài ra thì việc “tôi muốn....” , “OK nếu...” cũng có thể dùng khi đàm phán lương, chấp nhận mức lương mà nhà tuyển dụng đưa ra nếu như nhà tuyển dụng chấp nhận điều kiện của mình. Trong suốt cuộc đàm phán, hãy để ý thái độ của nhà tuyển dụng. Nếu bạn nhận thấy họ thờ ơ với lời đề nghị của bạn tức là bạn nên dừng lại. Đừng đòi hỏi thái quá, suy cho cùng bạn đang cần việc làm và việc đàm phán lương có thể tiếp tục khi bạn đã vào làm trong công ty.
Một vấn đề mà khi nhà tuyển dụng hỏi khi đi phỏng vấn xin việc làm cho các ứng viên khó xử đó là “bạn có gì cần hỏi nhà tuyển dụng không” , bạn đừng quên người hỏi nhiều mới là người đàm phán giỏi nhất. Hãy hỏi những gì bạn chưa biết về họ hay hỏi sếp của bạn là ai vv.....đôi khi việc giữ im lặng lại là một con đường dẫn đến sự thành công. Một người biết im lặng và im lặng đủ lâu mới thành công, cần biết rõ người ta muốn gì, hiểu rõ thách thức đối với bản thân mình là gì, sau đó sáng tạo ra nhiều phương án đê bản thân mình lựa chọn và cuối cùng sẽ thiết lập luật chơi.
Bên cạnh việc trao đổi thầy còn giả lập tình huống của buổi phỏng vấn dành cho các bạn sinh viên giúp các bạn hình dung được buổi đàm phán như thế nào, có những lưu ý gì đã thu hút được sự chú ý của nhiều bạn. Qua đó, không những bạn tham gia mà còn có những bài học riêng cho mình trong những cuộc đàm phán.
Cuối buổi chia sẻ là phần giải đáp thắc mắc giúp các bạn nắm rõ cách thức đàm phán để có thể có được một mức lương mà bạn mong muốn.
Một vài hình ảnh của buổi báo cáo chuyên đề kỹ năng: