Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Tin tức
Hội thảo khoa học quốc tế “Đánh giá quá trình phát triển và xã hội châu Á trong thế kỷ XXI: Tổng quan so sánh các thành tựu của Việt Nam sau 30 năm đổi mới và những thách thức phía trước”

Nguồn: Khoa Kinh tế và Quản lý công

Ba mươi năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, các nền kinh tế chuyển đổi từ mô hình Xô viết ở Châu Á đã phát triển theo hướng khác với các quốc gia Đông Âu, tuy rằng vẫn đối mặt với các thách thức tương tự. Trong dòng chảy đó, việc chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang thực hiện chính sách Đổi mới đã tạo ra động lực phát triển cho Việt Nam kể từ năm 1986. Hiện nay, Việt nam đang bước vào một giai đoạn quan trọng trên con đường trở thành một nền kinh tế công nghiệp và hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng cách đáng kể trong việc đổi mới năng lực nhằm áp ứng những yêu cầu của một nền kinh tế hiện đại để tăng cường hội nhập quốc tế và giải quyết những thách thức phía trước. Để tạo ra những giải pháp tốt nhất cho nền kinh tế và xã hội của Việt Nam trong tương lai, điều quan trọng là phải chú trong xem xét thành tựu và bài học kinh nghiệm đã đạt được và cân nhắc những vấn đề tương lai từ góc nhìn manh tính so sánh và mang tính khu vực.

Từ ý tưởng trên, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (SISS), Viện nghiên cứu về Đông Nam Á đương đại (IRASEC), Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), và Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (HCMC OU) đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Đánh giá lại quá trình phát triển và xã hội châu Á trong thế kỷ XXI: Tổng quan so sánh các thành tựu của Việt Nam sau 30 năm đổi mới và những thách thức phía trước” từ ngày 06 đến ngày 09 tháng 11 năm 2019. Mục đích của hội thảo này là để nêu bật những nét đăc trưng của con đướng quá độ ở châu Á và mặc khác để xác định những thách thức chính mà Việt nam cũng như các quốc gia khác trong khu vực đang gặp phải. Hội thảo sẽ thảo luận những thách thức của chủ nghĩa tư bản và xã hội châu Á trong bối cảnh đa quốc gia và đa chiều từ nhiều chuyên ngành khác nhau trong lĩnh vực khoa học xã hội.

Hội thảo đã nhận được nhiều bài nghiên cứu có giá trị của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia từ nhiều quốc gia trên thế giới. Các phiên chính của hội thảo sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8 tháng 11 năm 2019 tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ theo hai chủ đề là “Việt Nam hôm qua và hôm nay” và “Những thách thức của thế kỷ 21 trong một thế giới toàn cầu”. Bên cạnh các báo cáo nghiên cứu, hội thảo còn có các báo cáo đề dẫn của các giáo sư, nhà kinh tế học hàng đầu như giáo sư Anne Cheng (Collège de France, Pháp), giáo sư Robert Boyer (the Institute of the Americas, Pháp), Bertrand Badre (CEO và Founder của Blue like an Orange Sustainable Capital); các diễn giả như ông Sébastien Lechevalier (President of the France-Japan Foundation), ông Marcin Piatkowski (chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới), giáo sư Suthiphand Chirathivat (Đại học Chulalongkorn, Thái Lan), nhà kinh tế học Lê Văn Cường (Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp). Bên cạnh đó, hội thảo còn có một toạ đàm với chủ đề “Việt Nam trên bản đồ thế giới” với các khách mời là bà Tôn Nữ Thị Ninh (Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển), Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp (chuyên gia về các vấn đề quốc tế của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore), giáo sư Yves Tiberghien (Institute for Asian Research, Đại học British Columbia), Bà Vũ Kim Hạnh (Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao).

Ngoài ra, Hội thảo còn có chương trình workshop về lý thuyết điều tiết do giáo sư, nhà kinh tế học Robert Boyer trình bày trước đó vào ngày 06.11.2019 tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh và chương trình tham quan thực tế tại tỉnh Tiền Giang vào ngày 9.11.2019.

Hội thảo và chương trình workshop miễn phí cho người tham dự. Tuy nhiên, vì số lượng có hạn nên xin vui lòng đăng ký trước. Thông tin chi tiết về Hội thảo và đăng ký tham dự xin vui lòng truy cập trang web: https://racsconference.wordpress.com/