Trưa ngày 13/05/2017, tại hội trường 601 Trường Đại học Mở Tp.HCM, Trung tâm nghiên cứu phát triển đã tổ chức buổi chiếu phim tọa đàm với chủ đề “Điều tra đặc biệt: Vì sao bãi Cát biến mất?”, với sự tham gia của hai diễn giả là Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng và Tiến sĩ Nguyễn Nghĩa Hùng.
Ảnh 1: Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng 1
Ảnh 2: Tiến sĩ Nguyễn Nghĩa Hùng 2
Thông điệp từ bộ phim3 chỉ rõ rằng cát không hề vô tận. Với một nhu cầu khổng lồ lên đến 15 tỷ tấn cát một năm trên toàn thế giới, các công ty kinh doanh cát liên tục từ nhiều thập niên đang ngày đêm nạo vét lòng sông, bờ biển, đáy biển sâu. Những hệ lụy của việc khai thác cát bừa bãi tại nhiều quốc gia trên thế giới đã gần như quá muộn, không còn có thể cứu vãn được. Bộ phim được trình chiếu tại 12 festival trên thế giới, công chiếu trên truyền hình Arte vào ngày 28/05/2013, xuất sắc giành được nhiều giải thưởng quốc tế danh giá: phim hay nhất trong danh mục “Inspiration” tại Eko Film Festival de Prague 2013; Best Nature & Environment Protection Award của International “Gold Panda” for Documentary of 2013; giải Golden Sun của International Environmental Film Festival (FICMA); Giải nhì của Japan Prize International Contest for Education 2013.
Ảnh 3: Quang cảnh buổi xem phim tọa đàm
Sau hơn 1 giờ công chiếu, Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng, khách mời của chương trình đã trình bày chuyên đề “Thông tin tổng quan về tài nguyên cát ở Việt Nam” với hai nội dung chính (1) Quy luật di chuyển cát ở Biển Đông Việt Nam; (2) Dựa nguyên lý di chuyển của cát thiết kế các mô hình ứng dụng. Theo kỹ sư, Cát là một loại tài nguyên đặc biệt vì nhu cầu thị trường đối với tài nguyên này là rất lớn; Công nghệ khai thác không quá phức tạp; Nguồn cát tập trung ở hai lưu vực sông lớn là sông Mê Kông và sông Hồng nhưng có xu thế cạn kiệt nhanh vì các đập thủy điện ở khu vực thượng nguồn; Việc khai thác cát sông gây xói lở tàn phá môi trường sống ở khu vực khai thác và vùng thượng lưu.
Theo ông, quy luật di chuyển cát ở biển Đông được hình thành khi có tốc độ dòng chảy tầng mặt và dòng chảy tầng đáy. Khi hấp thụ năng lượng thì dòng chảy tầng mặt và dòng chảy tầng đáy sẽ di chuyển với tốc độ giữa 2 tầng là như nhau. Có sự chênh lệch nhiệt độ giữa Cực Bắc và Xích đạo càng lớn thì dòng chảy này càng mạnh. Kết hợp với lực quán tính (Coriolic) vì trái đất quay từ Tây sang Đông, từ đó dẫn đến việc: (1) hình thành các bãi cát ở bờ Tây đại dương; (2) dòng chảy bắt nguồn từ Bắc cực chạy dài về phía Xích đạo, do đó muốn hình thành được những bãi cát/đê cát cần có nguồn phù sa dồi dào từ phía Bắc; (3) các bãi cát/đê cát chỉ hình thành ở khu vực gần xích đạo.
Từ quy luật di chuyển cát tại bờ biển Đông, ông đã nghiên cứu phát triển một số ứng dụng, cụ thể như: (1) Xác định được tiềm năng ổn định của cảng Vân phong và cảng Cam Ranh; (2) Định vị cảng cửa ngõ Trần Đề cho Đồng Bằng Sông Cửu Long; (3) Hiểu chuẩn xác hơn sự hình thành vùng trũng Đồng Tháp Mười ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long; (4) Xác định trái đất ấm lên sẽ làm xói lở nghiêm trọng bờ biển Đông Việt Nam. (5) Ứng dụng quy luật bồi lấp cát để kéo dài mũi Cà Mau (dùng thân cây dừa già đóng cọc dọc theo bờ biển, kéo dài về phía nam). (6) Sử dụng nguồn động năng của dòng hải lưu để phát điện (biến động năng thành cơ năng bằng hệ thống trống quay).
Sau nội dung trình bày, ông rút ra những kết luận như sau: “Việc khai thác cát ở bờ biển Đông Việt Nam sẽ kích thích làm tăng tốc độ dòng hải lưu Bắc Nam, gây xói lở ở khu vực phía Bắc khu vực khai thác. Việc khai thác cát trên sông hay trên biển đều gây tác hại đến vùng thượng lưu. Với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước lớn, công nghệ khai thác giản đơn. Nguồn tài nguyên cát có xu hướng cạn kiệt và gây tổn hại đến môi trường sống của nhóm cộng đồng dân cư khác. Vì vậy, việc khai thác cát cần thực hiện trong vòng kiểm soát trực tiếp của cơ quan quyền lực do dân cử. Doanh nghiệp khai thác nên là doanh nghiệp công ích, chịu trách nhiệm nạo vét luồng tàu, khai thác cát theo quy hoạch để cung cấp cho trị trường, chịu trách nhiệm chi trả các tổn thất của dân do sạt lở vì khai thác cát”
Sau nội dung trình bày, ông rút ra những kết luận như sau: “Việc khai thác cát ở bờ biển Đông Việt Nam sẽ kích thích làm tăng tốc độ dòng hải lưu Bắc Nam, gây xói lở ở khu vực phía Bắc khu vực khai thác. Việc khai thác cát trên sông hay trên biển đều gây tác hại đến vùng thượng lưu. Với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước lớn, công nghệ khai thác giản đơn. Nguồn tài nguyên cát có xu hướng cạn kiệt và gây tổn hại đến môi trường sống của nhóm cộng đồng dân cư khác. Vì vậy, việc khai thác cát cần thực hiện trong vòng kiểm soát trực tiếp của cơ quan quyền lực do dân cử. Doanh nghiệp khai thác nên là doanh nghiệp công ích, chịu trách nhiệm nạo vét luồng tàu, khai thác cát theo quy hoạch để cung cấp cho trị trường, chịu trách nhiệm chi trả các tổn thất của dân do sạt lở vì khai thác cát”
Sau nội dung trình bày, ông rút ra những kết luận như sau: “Việc khai thác cát ở bờ biển Đông Việt Nam sẽ kích thích làm tăng tốc độ dòng hải lưu Bắc Nam, gây xói lở ở khu vực phía Bắc khu vực khai thác. Việc khai thác cát trên sông hay trên biển đều gây tác hại đến vùng thượng lưu. Với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước lớn, công nghệ khai thác giản đơn. Nguồn tài nguyên cát có xu hướng cạn kiệt và gây tổn hại đến môi trường sống của nhóm cộng đồng dân cư khác. Vì vậy, việc khai thác cát cần thực hiện trong vòng kiểm soát trực tiếp của cơ quan quyền lực do dân cử. Doanh nghiệp khai thác nên là doanh nghiệp công ích, chịu trách nhiệm nạo vét luồng tàu, khai thác cát theo quy hoạch để cung cấp cho trị trường, chịu trách nhiệm chi trả các tổn thất của dân do sạt lở vì khai thác cát”
Ảnh 4: Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng trình bày
TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN:
Các ý kiến của khách mời đều xoay quanh vấn đề khai thác cát và hiện trạng xói lở hiện nay tại các lưu vực sông và bờ biển tại Việt Nam, buổi trao đổi và thảo luận diễn ra sôi nổi.
Bắt đầu là câu hỏi cho Tiến sĩ Nguyễn Nghĩa Hùng về hiện trạng tài nguyên cát so với 10 năm trước đã có sự biến đổi như thế nào? Ý kiến của Tiến sĩ về vấn đề này ra sao?
Tiến sĩ Nguyễn Nghĩa Hùng cho biết trong nhiều năm qua có rất nhiều công trình thủy điện được xây dựng dọc theo nhánh lớn phía thượng nguồn của sông Mê Kông. Chính các đập thủy điện này đã giữ lại một lượng lớn nước và bùn cát có thể di chuyển về hạ lưu. Lượng bùn cát di chuyển về vùng hạ lưu không đủ bồi đắp cho lưu vực sông ở hạ nguồn. Thiếu bùn cát bồi đắp nên những năm gần đây liên tục xảy ra sạt lở ven sông và ven biển ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông (theo tính toán của nhóm nghiên cứu, mức độ sạt lở trung bình khoảng 7.5ha/năm ), kèm theo là hiện tượng xâm ngập mặn gây ảnh hưởng không nhỏ đến khu vực này. Một số tài liệu khác (bằng hình ảnh) cũng cho thấy việc khai thác cát làm địa hình lòng dẫn đáy sâu hơn (tại sông Tiền là 75% /các điểm so sánh, sông Hậu là 65%/các điểm so sánh). Sau 10 năm, độ đào sâu lòng dẫn đáy ở sông Tiền và Sông Hậu là 11.3m/năm. Những con số thu thập được đã chứng minh sự biến đổi của tài nguyên cát so với trước đây.
Một khách mời khác thể hiện sự bức xúc sau khi xem phim và tận mắt chứng kiến hiện tượng khai thác cát ở vùng biển Phú Quốc: “Gần đây, tôi được biết tại Phú Quốc đang triển khai dự án khai thác cát để nạo vét dòng An Thới với quy mô là 15 triệu m3 để xuất khẩu sang Singapore. Với lượng cát khai thác lớn như vậy tôi nghĩ sẽ tác động trực tiếp đến đảo Phú Quốc và môi trường xung quanh đảo. Như vậy, đứng trên góc độ nhà Khoa học thì chúng ta nên xử lý như thế nào cho phù hợp nhằm bảo vệ cảnh quan cho đảo Phú Quốc?”
Kỹ sư Dũng trả lời câu hỏi của khách mời: “Như tôi đề cập ở trên, quy luật khai thác cát ở biển hay sông đều gây xói lở ở khu vực khai thác và ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Để tránh việc chạy theo lợi nhuận thì đơn vị khai thác phải là một đơn vị công ích dưới sự quản lý của cơ quan dân cử. Có như vậy mới có thể cân bằng lợi ích của các bên.
Đối với vấn đề ở Phú Quốc, khi hay tin họ đề xuất dự án xây dựng cầu cảng để đón tàu du lịch trọng tải lớn, tôi đã nghiên cứu một chương trình cụ thể gửi cho phía lãnh đạo tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu của tôi thể hiện tư duy hợp tự nhiên, tốn ít kinh phí, đồng thời có thể tận dụng làm nền tảng để phát triển các loại hình du lịch khác cho đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, có lẽ vì một số vấn đề về cơ chế nên phía lãnh đạo tỉnh không phản hồi. Còn đối với các vấn đề hiện tại, tôi nghĩ cần có một sự thay đổi về cơ chế và mở rộng dân trí mới có thể thay đổi tình hình”.
Khách mời khác lên tiếng về nạn khai thác cát gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đe dọa bờ biển của Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, khách mời cũng đề xuất ý kiến về việc xúc tiến cùng các chuyên gia liên kết với các trường đại học trong khu vực đưa thông tin thực tế về hiện trạng cát nói riêng và tình hình khu vực nói chung. Hành động cụ thể, hướng tới việc mở rộng dân trí nhằm cứu lấy khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
Tiếp theo buổi tọa đàm, khách mời đặt câu hỏi đối với Tiến sĩ Hùng: Theo Tiến sĩ, hiện trạng khai thác cát ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và ở Việt Nam nói chung đã nghiêm trọng đến mức độ nào?
Theo ông Hùng, để trả lời cho bài toán vừa phát triển, vừa phải đảm bảo sự cân bằng thì chúng ta phải biết sử dụng tài nguyên một cách thông minh và tối ưu. Trong thời điểm hiện tại, chúng ta chưa tìm ra được nguồn nguyên liệu để thay thế cát. Trong khi bài toán xây dựng, phát triển vẫn phải tính đến thì việc tìm kiếm nguồn tài nguyên cát là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi khai thác phải có sự tính toán thật kỹ lưỡng, có sự quy hoạch và đánh giá tác động của nó đến các khu vực xung quanh.
Riêng đối với vấn đề khai thác cát trong những năm gần đây tại Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể vào năm 2013, một đề tài nghiên cứu đã thống kê kết quả đo lường lượng cát tầng đáy bồi đắp cho khu vực là 2,8 triệu tấn/năm; Trong khi con số khai thác từ 13 tỉnh trong khu vực gấp 10 lần con số bồi đắp. Tuy nhiên, việc xác định mức độ thiệt hại nghiêm trọng ở từng khu vực lại rất khó khăn vì lòng dẫn dòng sông liên tục thay đổi, đồng thời, việc khai thác cát không chỉ ảnh hưởng ở khu vực tại chỗ. Theo Tiến sĩ Hùng, để có được những thông tin về mức độ thiệt hại một cách chính xác, chúng ta cần một cơ chế quản lý thật chặt chẽ và có thiết bị đo lường tốt nhất.
Tiếp theo buổi tọa đàm, khách mời đặt câu hỏi đối với Tiến sĩ Hùng: Theo Tiến sĩ, hiện trạng khai thác cát ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và ở Việt Nam nói chung đã nghiêm trọng đến mức độ nào?
Theo ông Hùng, để trả lời cho bài toán vừa phát triển, vừa phải đảm bảo sự cân bằng thì chúng ta phải biết sử dụng tài nguyên một cách thông minh và tối ưu. Trong thời điểm hiện tại, chúng ta chưa tìm ra được nguồn nguyên liệu để thay thế cát. Trong khi bài toán xây dựng, phát triển vẫn phải tính đến thì việc tìm kiếm nguồn tài nguyên cát là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi khai thác phải có sự tính toán thật kỹ lưỡng, có sự quy hoạch và đánh giá tác động của nó đến các khu vực xung quanh.
Riêng đối với vấn đề khai thác cát trong những năm gần đây tại Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể vào năm 2013, một đề tài nghiên cứu đã thống kê kết quả đo lường lượng cát tầng đáy bồi đắp cho khu vực là 2,8 triệu tấn/năm; Trong khi con số khai thác từ 13 tỉnh trong khu vực gấp 10 lần con số bồi đắp. Tuy nhiên, việc xác định mức độ thiệt hại nghiêm trọng ở từng khu vực lại rất khó khăn vì lòng dẫn dòng sông liên tục thay đổi, đồng thời, việc khai thác cát không chỉ ảnh hưởng ở khu vực tại chỗ. Theo Tiến sĩ Hùng, để có được những thông tin về mức độ thiệt hại một cách chính xác, chúng ta cần một cơ chế quản lý thật chặt chẽ và có thiết bị đo lường tốt nhất.
TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN:
Các ý kiến của khách mời đều xoay quanh vấn đề khai thác cát và hiện trạng xói lở hiện nay tại các lưu vực sông và bờ biển tại Việt Nam, buổi trao đổi và thảo luận diễn ra sôi nổi.
Bắt đầu là câu hỏi cho Tiến sĩ Nguyễn Nghĩa Hùng về hiện trạng tài nguyên cát so với 10 năm trước đã có sự biến đổi như thế nào? Ý kiến của Tiến sĩ về vấn đề này ra sao?
Tiến sĩ Nguyễn Nghĩa Hùng cho biết trong nhiều năm qua có rất nhiều công trình thủy điện được xây dựng dọc theo nhánh lớn phía thượng nguồn của sông Mê Kông. Chính các đập thủy điện này đã giữ lại một lượng lớn nước và bùn cát có thể di chuyển về hạ lưu. Lượng bùn cát di chuyển về vùng hạ lưu không đủ bồi đắp cho lưu vực sông ở hạ nguồn. Thiếu bùn cát bồi đắp nên những năm gần đây liên tục xảy ra sạt lở ven sông và ven biển ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông (theo tính toán của nhóm nghiên cứu, mức độ sạt lở trung bình khoảng 7.5ha/năm ), kèm theo là hiện tượng xâm ngập mặn gây ảnh hưởng không nhỏ đến khu vực này. Một số tài liệu khác (bằng hình ảnh) cũng cho thấy việc khai thác cát làm địa hình lòng dẫn đáy sâu hơn (tại sông Tiền là 75% /các điểm so sánh, sông Hậu là 65%/các điểm so sánh). Sau 10 năm, độ đào sâu lòng dẫn đáy ở sông Tiền và Sông Hậu là 11.3m/năm. Những con số thu thập được đã chứng minh sự biến đổi của tài nguyên cát so với trước đây.
Một khách mời khác thể hiện sự bức xúc sau khi xem phim và tận mắt chứng kiến hiện tượng khai thác cát ở vùng biển Phú Quốc: “Gần đây, tôi được biết tại Phú Quốc đang triển khai dự án khai thác cát để nạo vét dòng An Thới với quy mô là 15 triệu m3 để xuất khẩu sang Singapore. Với lượng cát khai thác lớn như vậy tôi nghĩ sẽ tác động trực tiếp đến đảo Phú Quốc và môi trường xung quanh đảo. Như vậy, đứng trên góc độ nhà Khoa học thì chúng ta nên xử lý như thế nào cho phù hợp nhằm bảo vệ cảnh quan cho đảo Phú Quốc?”
Kỹ sư Dũng trả lời câu hỏi của khách mời: “Như tôi đề cập ở trên, quy luật khai thác cát ở biển hay sông đều gây xói lở ở khu vực khai thác và ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Để tránh việc chạy theo lợi nhuận thì đơn vị khai thác phải là một đơn vị công ích dưới sự quản lý của cơ quan dân cử. Có như vậy mới có thể cân bằng lợi ích của các bên.
Đối với vấn đề ở Phú Quốc, khi hay tin họ đề xuất dự án xây dựng cầu cảng để đón tàu du lịch trọng tải lớn, tôi đã nghiên cứu một chương trình cụ thể gửi cho phía lãnh đạo tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu của tôi thể hiện tư duy hợp tự nhiên, tốn ít kinh phí, đồng thời có thể tận dụng làm nền tảng để phát triển các loại hình du lịch khác cho đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, có lẽ vì một số vấn đề về cơ chế nên phía lãnh đạo tỉnh không phản hồi. Còn đối với các vấn đề hiện tại, tôi nghĩ cần có một sự thay đổi về cơ chế và mở rộng dân trí mới có thể thay đổi tình hình”.
Khách mời khác lên tiếng về nạn khai thác cát gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đe dọa bờ biển của Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, khách mời cũng đề xuất ý kiến về việc xúc tiến cùng các chuyên gia liên kết với các trường đại học trong khu vực đưa thông tin thực tế về hiện trạng cát nói riêng và tình hình khu vực nói chung. Hành động cụ thể, hướng tới việc mở rộng dân trí nhằm cứu lấy khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
Ảnh 5: TS. Nguyễn Nghĩa Hùng trả lời câu hỏi
Một khách mời phát biểu chia sẻ thêm thông tin về nguồn gốc của cát trong tự nhiên chính là trong lòng đất. Cát và nguồn nước ngầm có mối quan hệ với nhau. Việc khai thác cát ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm và ngược lại. Việc khai thác cát không có sự quản lý không chỉ ảnh hưởng đến dòng sông, quá trình sạt lở bờ sông, bờ biển như trình bày của các báo cáo viên mà còn ảnh hưởng rất lớn đến nguồn tài nguyên nước ngầm.
Ý kiến khác của khách mời đề xuất việc đưa vấn đề khai thác cát ra khỏi tầm quốc gia, có thể hướng đến các tổ chức quốc tế để họ can thiệp. Vì chính sức ép từ các tổ chức này sẽ làm nạn khai thác cát trái phép dừng lại, tương tự như thế giới đã từng kêu gọi chống lại việc phát thải CO2.
Đồng ý với ý kiến của khách mời, ông Dũng thẳng thắng chia sẻ: “Ngày hôm nay, chúng tôi kết hợp với Trường đại học Mở tổ chức buổi chiếu phim tọa đàm này cũng chính là một thông điệp để kết nối con người lại với nhau. Để thay đổi tư duy từ đó thay đổi cộng đồng. Khi có sự gắn kết cộng đồng, chúng ta mới có thể chung tay ngăn chặn việc khai thác cát tràn lan như hiện nay”
Khách mời tiếp tục đặt câu hỏi: “Theo tôi được biết tình trạng xói lở đang xảy ra rất nghiêm trọng ở bán đảo Cà Mau. Dự báo trong tương lai, có thể Việt Nam sẽ mất hẳn khu vực Mũi Cà Mau. Tôi muốn hỏi diễn giả rằng chúng ta có cách nào để cứu bán đảo Cà Mau hay không?”
Ông Doãn Mạnh Dũng trả lời: “Hiện tượng trái đất ấm dần lên sẽ gây xói lở bờ biển Đông Việt Nam và chỉ dừng lại khi có sự cân bằng động lực mới. Lượng phù sa trên di chuyển theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khi đến mũi Cà Mau lượng phù sa trên có xu hướng di chuyển vào vịnh Thái Lan và làm cạn vịnh Thái Lan. Như vậy, thay đổi khí hậu đã tác động làm cạn và ngọt hóa vịnh Thái Lan. Dự án cắm cọc tại mũi Cà Mau nhằm duy trì hiện trạng môi trường vịnh Thái Lan bằng cách sử dụng lượng phù sa trên để kéo dài mũi Cà Mau. Chúng ta có thể dùng các thân cây dừa già có độ cao khoảng 15m để làm cọc đóng sâu xuống đáy biển vùng ngập nước. Chỉ cần đóng 1 hàng cọc. Khoảng cách giữa 2 cọc khoảng 1m. Lưu ý quan trọng là hướng đóng cọc cần nghiên cứu lựa chọn một cách hợp lý để sự tích tụ sa bồi nhanh. Với mô hình trên vị trí cực Nam của mũi Cà Mau sẽ thay đổi hàng năm, nên tổ chức tour tham quan người tham quan và khuyến khích khách quay trở lại để thấy sự khác biệt của bán đảo Cà Mau”.
Khách mời tham dự tọa đàm sau khi nghe chia sẻ từ kỹ sư Dũng đã bày tỏ mong muốn phía Trung tâm Nghiên cứu Phát triển sẽ phối hợp cùng với các cơ sở Đoàn Thanh niên và các chuyên gia để tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng. Tạo nên những sản phẩm thiết thực giúp ích cho cộng đồng.
Đáp lại mong muốn của khách mời, đại diện Trung tâm Nghiên cứu Phát triển chia sẻ quan điểm hoạt động của Trung tâm là hướng đến cộng đồng và mong muốn sẽ trở thành cầu nối giữa các bên để cùng thực hiện những ý tưởng mới, sáng tạo và đem lại hiệu quả thiết thực.
-------------------------------------------------------------
1 Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng là Phó chủ tịch – Tổng thư ký hiệp hội biển Tp.HCM
2 Tiến sĩ Nguyễn Nghĩa Hùng hiện là Phó viện Trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
3 Xem phim tại địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=VuiSfUSm3n4