Hội Thảo “Development of green energy in practice: A case study from the biogas project in CanTho, Vietnam/Phát triển năng lượng xanh trong thực tiễn: Một tình huống nghiên cứu từ dự án biogas tại Cần Thơ, Việt Nam”
01/06/2022
Năng
lượng xanh và chuyển đổi sử dụng nguồn năng lượng tái tạo mới, thân thiện với
môi trường trong đời sống, sản xuất, kinh doanh là quá trình tất yếu nhằm góp
phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ không khí, môi trường sống xanh – sạch
- đẹp. Trong đó, các nhà khoa học Đan Mạch với công nghệ khí học Biogas sử dụng
nguồn nguyên liệu từ rơm thải sau thu hoạch lúa gạo là một trong những giải
pháp năng lượng sạch hiệu quả, kinh tế, khả quan có thể được chính quyền địa
phương và người dân ở nông thôn Việt Nam tham khảo để mở rộng quy mô ứng dụng.
Công nghệ khí sinh học
Biogas là giải pháp năng lượng xanh đã xuất hiện lâu ở Việt Nam, từ những năm
1990, phổ biến ở các vùng nông thôn nhưng còn nhiều hạn chế về khía cạnh kinh tế
do giới hạn về công nghệ. Do đó, với mong muốn tạo cơ hội cho sinh viên lắng
nghe và tiếp cận một chủ đề ứng dụng kiến thức kinh tế vào thực tiễn cuộc sống,
Khoa Kinh tế và Quản lý công - Trường Đại
học Mở TP.HCM đã tổ chức buổi hội thảo “Development
of green energy in practice: A case study from the biogas project in CanTho,
Vietnam/Phát triển năng lượng xanh trong thực tiễn: Một tình huống nghiên cứu từ
dự án biogas tại Cần Thơ, Việt Nam” với nội dung chú trọng vào phân tích
các khía cạnh kinh tế xã hội và các kinh nghiệm về hoạch định chính sách công
thu được từ dự án– Vào sáng ngày 31/5/2022, cơ sở 35-37 Hồ Hảo Hớn, phường Cô
Giang, quận 1, TP HCM.
Tham dự chương trình là các
giảng viên, các sinh viên đến từ đoàn Khoa và thành viên CLB Kinh tế trẻ với sự
quan tâm, ưa thích các giải pháp bảo vệ môi trường và có mong muốn học hỏi. Khởi
đầu buổi hội thảo tốt đẹp, PGS. TS. Lê Thanh Tùng – Phó trưởng khoa Kinh tế và
Quản lý công đã đại diện Khoa đã gửi lời cảm ơn trân trọng đến PGS. TS. Jan
Bentzen (Khoa Kinh tế và Kinh tế kinh doanh, ĐH Aarhus, Đan Mạch. Năm 2022 ĐH
Aarhus đứng thứ 104 thế giới theo xếp hạng của Times Higher Education) và gửi tặng
bó hoa tươi thắm thể hiện sự trọng thị, sự hiếu khách của nhà trường.
Tại hội thảo, PGS.TS. Jan
Bentzen đã có những chia sẻ gần gũi, dễ hiểu về các khía cạnh kinh tế xã hội
trong quá trình phát triển dự án Biogas tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (Cần
Thơ), Việt Nam. Nội dung bài trình bày một hướng ứng dụng mới, hiệu quả hơn
trong việc phát triển công nghệ Biogas là sử dụng nguyên liệu từ rơm thải sau
các vụ thu hoạch lúa gạo vốn rất dồi dào trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL. Do đó dự
án phát triển biogas từ rơm thải đã giúp tạo nguồn năng lượng xanh trong sinh
hoạt và sản xuất, giảm thiểu việc sử dụng và phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hóa
thạch, giảm thiểu sự ô nhiễm từ việc đốt rơm sau thu hoạch nhằm chống lại các
tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Kết quả dự án cũng
tạo ra các hướng mới cho các nhà quản lý chính sách công trong việc giảm thiểu
chi phí năng lượng của người dân tại các vùng nông thôn nhằm xóa đói, giảm
nghèo.
Với việc sử dụng rơm thải
trên địa bàn, PGS.TS. Jan Bentzen đã chỉ ra các lợi ích về mặt kinh tế đến từ dự
án này khi được phát triển với mục tiêu chuyển đổi những chất thải sẵn có thành
nguồn năng lượng xanh, năng lượng rẻ cũng như tạo ý tưởng phát triển những nguồn
năng lượng khác ứng dụng cho các hoạt động sinh hoạt của người dân tại các vùng
nông thôn, giúp giảm đói nghèo. Cũng trong buổi hội thảo, các kinh nghiệm phát
triển năng lượng xanh của Đan Mạch cũng được PGS.TS. Jan Bentzen chia sẻ để thấy
được xu hướng sử dụng nguồn năng lượng này tại các quốc gia phát triển.
Các giảng viên, sinh viên
tham dự đã có phần hỏi đáp, trao đổi với PGS.TS. Jan Bentzen để tìm hiểu rõ hơn
về khía cạnh kinh tế và khía cạnh quản lý công từ việc phát triển dự án Biogas
với nguyên liệu rơm thải, khả năng ứng dụng biogas vào khu vực thành thị, cụ thể
là thành phố Hồ Chí Minh và tiềm năng của dự án trong tương lai. Các ý tưởng
nghiên cứu mới cho các nhóm sinh viên cũng được các thành viên tham gia thảo luận
hào hứng. Cuộc hội thảo đã diễn ra trong không khí sôi nổi, kéo dài liên tục hơn
2 giờ, đây là cơ hội để các giảng viên, sinh viên khai thác được những thông
tin hữu ích, thu thập được những dữ liệu quan trọng để phục vụ cho giảng dạy, học
tập và nghiên cứu khoa học. Được trao đổi trực tiếp, trình bày ý tưởng bằng tiếng
Anh với PGS.TS. Jan Bentzen đến từ ĐH đứng thứ 104 thế giới cũng là dịp để các
sinh viên rèn luyện khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành kinh
tế.
Đến tham dự với vai trò
là một người sinh viên năm hai, Khoa Kinh tế và Quản lý Công, bạn Nguyễn Đặng
Duy Hạnh chia sẻ: “Sau khi được tham dự buổi hội thảo ngày hôm nay, em đã nhận
lại được nhiều giá trị cả về kiến thức kinh tế và rèn luyện kỹ năng giao tiếp
tiếng anh của mình. Trong quá trình lắng nghe giáo sư chia sẻ và trao đổi, em
đã biết thêm về một giải pháp năng lượng xanh có cách thực hiện không quá khó
nhưng tính hiệu quả về mặt kinh tế, ứng dụng lại vô cùng rộng rãi”.
Đồng tham gia, bạn Đỗ
Minh Quang, sinh viên năm tư, Khoa Kinh tế và Quản lý Công bày tỏ: “Buổi hội thảo
mang đến nhiều kiến thức hữu ích cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối
ngành kinh tế. Các khía cạnh kinh tế xã hội từ công nghệ khí học Biogas sẽ là
tài liệu nghiên cứu cần thiết cho những bạn sinh viên thực hiện nghiên cứu khoa
học”.
Khép lại buổi hội thảo thành
công tốt đẹp, đại diện Khoa Kinh tế và Quản lý Công – PGS.TS. Lê Thanh Tùng, PGS.TS.
Jan Bentzen và giảng viên, sinh viên tham dự đã gửi đến nhau những lời cảm ơn
chân thành. Với những giá trị thiết thực đạt được từ buổi hội thảo, các bạn
sinh viên đã bày tỏ mong muốn sẽ được tham dự thêm nhiều hội thảo với chủ đề kinh
tế gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và chia sẻ về các dự án áp dụng
dụng kiến thức kinh tế vào thực tiễn để sinh viên được tham gia học hỏi và nâng
cao vốn hiếu biết của mình.
Minh Viên
Một số hình ảnh tại hội thảo: